Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Dinh dưỡng hợp lý xoa dịu căng thẳng

Thích nghi với trạng thái “bình thường mới” có thể đặt ra một số thử thách và gây căng thẳng cho chúng ta. Nên những bữa ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng là một trong những giải pháp giúp kiểm soát hiệu quả tình trạng căng thẳng của bản thân.

tuy nhiên, những bữa ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng lại là một trong những giải pháp giúp chúng ta kiểm soát hiệu quả tình trạng căng thẳng của bản thân.

Phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với căng thẳng khiến chúng ta luôn trong trạng thái không được nghỉ ngơi. cơ thể chúng ta có thể chọn “phản ứng chống trả hay bỏ chạy” như một cách để tự bảo vệ mình trước mối nguy hiểm hoặc mối đe dọa bất ngờ. nhưng khi phải liên tục trong tình trạng cảnh giác để đối phó với căng thẳng, hệ miễn dịch của cơ thể có thể bị ảnh hưởng khiến chúng ta khó khăn hơn trong việc phòng ngừa bệnh tật. chúng ta cần nhớ rằng hệ miễn dịch khỏe mạnh cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. ăn uống lành mạnh và đủ chất là một trong những phương pháp bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh tật, đặc biệt là trong thời gian bị căng thẳng kéo dài.

Tuy nhiên, việc thực hiện không đơn giản như lời nói. căng thẳng cũng có thể dẫn đến mệt mỏi hoặc trầm cảm, vì vậy việc ăn uống lành mạnh có nguy cơ bị gác lại và thay bằng các loại thức ăn nhanh và tiện lợi – mà chúng thường chứa nhiều chất béo, muối và đường. và nếu bạn đang sử dụng caffeine để tạm quên đi cảm giác mệt mỏi, nó có thể gây phản tác dụng khi làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

Những loại thức ăn nhanh có hàm lượng calo cao có thể kích thích giải phóng một số hoạt chất trong não khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu - ít nhất là trong một thời gian ngắn - và khiến chúng ta muốn ăn liên tục. ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tăng cân, từ đó càng gây căng thẳng và có thể dẫn đến ăn nhiều hơn.

Có thể bạn không làm sự căng thẳng biến mất, nhưng có những phương pháp có thể giúp bạn kiểm soát cách phản ứng với căng thẳng một cách tốt hơn. cô susan bowerman, giám đốc cấp cao bộ phận huấn luyện dinh dưỡng toàn cầu herbalife nutrition chia sẻ những cách sau có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng và sống vui khỏe hơn.

Các bữa ăn cân bằng: Hãy tiêu thụ các loại protein ít mỡ như thịt gia cầm, trứng, sữa ít béo, thịt nạc, cá, đậu hoặc các sản phẩm từ đậu nành trong mỗi bữa ăn. Protein thỏa mãn cơn đói và giúp tinh thần tỉnh táo. Hoàn thiện bữa ăn của bạn với trái cây tươi, rau, và ngũ cốc nguyên hạt.

ăn đều đặn và không bỏ bữa: bạn có thể dễ dàng bỏ bữa khi bị căng thẳng - hoặc thậm chí là hoàn toàn nhịn đói - nhưng hậu quả là mức năng lượng sẽ bị ảnh hưởng và bạn sẽ ăn quá mức cần thiết để bù đắp lại trong lần ăn tiếp theo. nếu căng thẳng là tác nhân gây thèm ăn, hãy thử ăn một lượng nhỏ thức ăn thường xuyên hơn trong ngày.

không nên ăn như một cách giảm căng thẳng: bạn có thể đi bộ nhanh hoặc uống một tách trà thảo mộc. nếu bạn cảm thấy thật sự cần ăn, thức ăn cứng giòn sẽ giúp giảm căng thẳng vì làm gia tăng hoạt động của cơ hàm. hãy thử ăn nhẹ với một ít hạnh nhân, hạt đậu nành hoặc cà rốt non.

cắt giảm lượng caffeine tiêu thụ: mọi người thường cảm thấy thiếu năng lượng khi bị căng thẳng và chuyển sang sử dụng caffeine như một cách để lên tinh thần, nhưng điều này có thể làm gián đoạn giấc ngủ ban đêm của bạn. nếu caffeine khiến bạn khó ngủ vào ban đêm, hãy uống cà phê hoặc trà đã khử caffeine.

Thư giãn khi ăn: Hãy dành thêm một chút thời gian để sống chậm lại và thư giãn khi ăn - bạn sẽ ăn ít hơn trong khi được thưởng thức nhiều hơn.

Xuân Phạm - Trường Thịnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/suc-khoe/dinh-duong-hop-ly-xoa-diu-cang-thang-20200929194450500.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY