Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Dinh dưỡng là nền tảng

Để kiểm soát đường huyết 24 giờ, người bệnh phải thực hiện chế độ dinh dưỡng không làm tăng đường máu nhiều sau ăn, không làm hạ đường máu trước bữa ăn.

Muốn kiểm soát bệnh đái tháo đường, trước hết phải kiểm soát được đường huyết trong ngày. Nếu kiểm soát tốt đường huyết hằng ngày, thay đổi lối sống, chế độ ăn và điều trị tốt, người đái tháo đường sẽ có cuộc sống như người bình thường.

Người bệnh thiếu kiến thức

Tại Việt Nam, hiện có khoảng 4,5 triệu người bị đái tháo đường, tuy nhiên đáng lo ngại là đến 65% trong số bệnh nhân này lại không biết mình đang bị bệnh. Thông tin này được Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết tại hội thảo “Dinh dưỡng hợp lý cho người đái tháo đường nhằm kiểm soát đường huyết 24 giờ” được tổ chức ngày 6-11/11 tại TP.HCM.

Tiến sĩ, bác sĩ Từ Ngữ - Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, người bệnh đái tháo đường ngoài điều trị, dùng Thu*c, tập luyện thì dinh dưỡng đóng vai trò nền tảng trong việc giúp kiểm soát ổn định đường huyết. Tuy nhiên, thực tế là hơn 73% người điều trị đái tháo đường ở Việt Nam không tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý vì chưa hiểu thấu đáo kiến thức dinh dưỡng hoặc khó tuân thủ triệt để chế độ ăn uống trong điều trị bệnh.

 Chế độ ăn hợp lý giúp người bệnh ĐTĐ kiểm soát tốt đường huyết

Chế độ ăn hợp lý

Theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng, bệnh nhân đái tháo đường cần có chế độ ăn cân đối bao gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất và xơ được tính theo tỷ lệ như sau:

Lượng bột đường (carbonhydrates): Từ 55% đến 60% tổng số năng lượng mỗi ngày. Nên sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết hấp thụ như gạo không xay trắng quá, bánh cuốn, bún, mì ống… Không nên ăn thực phẩm có chỉ số đường cao như bánh mì, khoai tây luộc, bánh bột ngô nướng, bánh mì trắng, cốm gạo… Hạn chế các loại đường hấp thu nhanh như đường mía, mật ong, nước ngọt có gas, bánh kẹo ngọt, mứt…

Lượng chất đạm (protein): Từ 15% - 20% năng lượng của khẩu phần ăn. Nếu người bệnh có tổn thương thận thì phải giảm lượng đạm, tùy suy thận nặng hay nhẹ mà có thể dùng 0,6 đến 0,8g đạm cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Ăn kết hợp đạm động vật (thịt, cá, trứng…) và đạm thực vật (đậu nành, các loại đậu khác, tảo, nấm…). Uống bổ sung sữa.

Chất béo (lipid): Tỷ lệ chất béo không nên quá 20 đến 25% tổng số năng lượng mỗi ngày. Cần hạn chế các chất béo bão hòa có nhiều trong mỡ động vật và các loại có nhiều cholesterol như các loại thịt màu đỏ, da gà, nội tạng động vật... Nên sử dụng các chất béo tốt cho hệ tim mạch có trong dầu hướng dương, dầu olive, dầu cá, cá biển…

Vitamin (vitamin A, C, E, vitamin nhóm B, nhất là B6, B12, acid folic…) và các chất khoáng, các yếu tố vi lượng (magie, sắt, iod, kẽm có trong rau xanh, quả tươi, các thực phẩm có bổ sung vi chất dinh dưỡng hoặc viên multivitamin và khoáng chất.

Chất xơ: Nên ăn nhiều thức ăn có nhiều chất xơ có nhiều trong vỏ trái cây, gạo không giã kỹ… có tác dụng chống táo bón, giảm tăng glucose trong máu sau bữa ăn, và giảm cholesterol, trilycerid máu…

AloBacsi.vnTheo Hà An - Sức khỏe & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dinh-duong-la-nen-tang-n24649.html)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY