Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Độc quyền 6 điều mẹ bầu chưa hề biết về tăng cân thai kỳ

Trong suốt thời gian mang thai, các mẹ cần tăng cân trung bình bao nhiêu ký? Tăng cân thai kỳ quá nhiều cũng ảnh hưởng đến thai nhi, bạn đã biết chưa?
Trong suốt quá trình mang thai, việc tăng cân trong thai kỳ cũng đặc biệt cần các mẹ chú ý. Nếu thiếu cân mẹ dễ sinh non, thừa cân khiến mẹ sinh nở khá khó khăn.

Mời các Mẹ cùng tìm hiểu thử những điều cần lưu ý khi tăng cân thai kỳ nhé!

Cần tăng bao nhiêu ký trong suốt thai kỳ?

Đến cuối của thai kỳ, bạn có thể tăng cân thêm khoảng 12.5kg. Số cân nặng này có thể thay đổi tùy theo từng người, khi kiểm tra, số cân nặng được ước lượng dựa trên chiều cao và cân nặng trước khi mang thai.

Khi mang thai, cơ thể của bạn cần phải thay đổi để phù hợp với sự tăng trưởng của mẹ và bé hơn, và để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé yêu chuẩn bị chào đời. Khi bạn tăng cân, khoảng 1/3 trọng lượng tăng thêm này được chia ra cho bé, nhau thai và nước ối. Mỗi người có một chỉ số khác nhau, dưới đây là con số trung bình được tính trên các mẹ:

    Khi sinh ra, một em bé nặng khoảng 3.3kg
Hai phần ba còn lại của trọng lượng là do sự thay đổi xảy ra với cơ thể trong khi bạn đang mang thai. Trung bình:

    Các lớp cơ của tử cung (tử cung) phát triển đáng kể, và nặng 0.9kg

Chỉ số BMI sẽ thay đổi như thế nào?

Chỉ số BMI đo trọng lượng của bạn liên quan đến chiều cao của bạn. Đây là một cách chính xác để xác định bạn đang tăng cân thai kỳ trong trạng thái lành mạnh. Lời khuyên chung là hầu hết phụ nữ đưa nên tăng cân vào khoảng 10kg và 12.5kg và số cân nặng sẽ đạt được hầu hết khi bạn ở tuần thứ 20 của thai kỳ. Dưới đây là số tăng cân trung bình các mẹ có thể theo dõi để biết tình trạng của mình:

Nên làm gì nếu thừa cân khi mang thai?

Nếu bạn có chỉ số BMI cao, bạn cần một chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ tập luyện hợp lí và được các bác sĩ hướng dẫn. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát trọng lượng bạn đạt được. tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe:

    Huyết áp cao
Cố gắng không để cảm thấy áp lực trong quá trình giảm cân thai kỳ. Tốt nhất là không nên ăn kiêng khi mang thai, chế độ ăn ít calo có thể làm cho bạn không khỏe, và có thể ảnh hưởng đến em bé. Thay vào đó, hãy chọn một chế độ ăn uống lành mạnh, lựa chọn các loại thực phẩm thay thế để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Thay vì bánh quy, bánh ngọt, kẹo và kem... có nhiều chất béo bão hòa và đường thì bạn nên chọn trái cây tươi, bánh mì và pho mát ít béo, sữa chua, hoặc một số ít trái cây sấy khô. Đối với các loại đồ uống, nên hạn chế đồ uống có ga và chỉ nên dùng nước lọc.

Cố gắng vận động và tham gia những lớp học thể dục có lợi khi mang thai như Yoga.

Xem thêm: Bài tập Yoga cho mẹ bầu dễ vượt cạn

Nên làm gì nếu thiếu cân khi mang thai?

Các bác sĩ sẽ xây dựng cho bạn một thực đơn tăng cân hợp lí trong những tháng tới. Thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé, như vậy bé sẽ nhận được lượng calo, vitamin thiết yếu và các chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu thiếu cân khi mang thai có thể dẫn đến hiện tượng sinh non và khi bé sinh ra cần phải được chăm sóc cẩn thận.

Nếu bị bệnh tiểu đường khi mang thai?

Nếu bạn bị tiểu đường, điều này cần đặc biệt quan tâm vì nó ảnh hưởng đến thai nhi rất nhiều. Các bác sĩ sẽ giúp bạn theo dõi lượng đường trong máu và chắc chắn rằng bạn đang dùng đúng liều lượng axit folic. Khi mang thai, bạn cần phải giữ cho lượng đường trong máu ổn định. Hãy tham khảo các ý kiến của bác sĩ để có được một chế độ ăn uống nhằm giảm lượng đường trong máu và giữ chúng ổn định.

Làm thế nào để có thể kiểm soát trọng lượng khi mang thai?

Chế độ ăn uống lành mạnh của phụ nữ mang thai được khuyến khích cần có khoảng 2.000 calo/ngày. Và đến cuối thai kỳ bạn sẽ cần thêm 200 calo mỗi ngày. 200 calo có thể nhận được từ một lát bánh mì nướng, hoặc một bát ngũ cốc nguyên hạt với sữa không đường. Để ăn uống lành mạnh, có một loạt các loại thực phẩm sau đây:

    Bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và ngũ cốc (carbohydrate). Chọn giống ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như gạo và mì ống nâu, và bánh mì. Tinh bột cần giàu gấp 3 lần so với lượng tinh bột nạp vào trước khi mang thai.
Xem thêm:

    Hướng dẫn làm bột ngũ cốc chi tiết theo từng bước cho người gầy uống
Với những kiến thức được các chuyên gia nêu trên, bạn nên kiểm soát tăng cân thai kỳ của mình để có thể có một hành trình an toàn cho cả mẹ lẫn bé nhé!


Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe đẹp (http://www.khoedep.vn/nhung-dieu-me-bau-chua-biet-ve-tang-can-thai-ky/)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Hầu như những người thấy khó chịu trong ba tháng đầu của thai kỳ thường bắt đầu cảm thấy tốt hơn khi bước qua ba tháng giữa. Giảm bớt triệu chứng buồn nôn và nôn của ốm nghén, ít thay đổi xúc cảm hơn, và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn. Đây là một thời điểm tốt để thực hiện những việc chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng chào đón con của bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ được gọi là “giai đoạn căng của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. Bản năng làm tổ thôi thúc bạn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé ra đời.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY