Nguyên lý y học nội khoa Harrison lần thứ 18 hôm nay

Nguyên lý y học nội khoa Harrison xuất bản lần thứ 18

Động vật hữu nhũ cắn, nguyên lý nội khoa

Điều trị nâng đỡ đối với uốn ván trên bệnh nhân được chủng ngừa trước đó nhưng không kéo dài trong vòng 5 năm nên được cân nhắc, vì vậy nên chủng ngừa nguyên phát

Mỗi năm, có khoảng 300 trường hợp bị chó mèo cắn trên 100,000 dân số tại Hoa Kỳ, với hầu hết các vết cắn là do vật nuôi.

Các vi thực vật quanh vết cắn phản ánh đặc trưng cho thảm thực vật ở miệng của động vật cắn.

Các vết cắn từ các loài động vật khác nhau có thể lây truyền bệnh dại và bệnh tularemia.

Chó cắn

Dịch tễ học

Chó cắn ≥4.7 triệu người mỗi năm, chiếm 80% các trường hợp động vật cắn; 15-20% trường hợp cho cắn bị nhiễm bệnh.

Vi khuẩn học

gồm các vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí, như streptococci tán huyết Beta; Eikenella corrodens; Capnocytophaga canimorsus; và Pasteurella, Staphylococcus, Actinomyces, và loài Fusobacterium.

Triệu chứng lâm sàng

Điển hình biểu hiện trong 8-24 giờ sau bị cắn gồm viêm tế bào tại chỗ có mủ, thỉnh thoảng chảy mủ có mùi hôi. Lan rộng hệ thống (vd: du khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc, áp xe não) có thể xảy ra. Nhiễm C. cani-morsus có thể biểu hiện như hội chứng nhiễm trùng huyết, DIC, và suy thận, đặc biệt trên những bệnh nhân đã bị cắt lách, có rối loạn chức năng gan hoặc nói cách khác, bị suy giảm miễn dịch.

Mèo cắn

Dịch tễ học

Mèo cắn và cào dẫn đến viêm nhiễm >50% trường hợp.

Vi khuẩn học

Gồm những vi sinh vật giống tới những sinh vật trong trường hợp chó cắn. Pasteurella multocida và Bartonella henselae, tác nhân của bệnh lý do mèo cào, là yếu tố gây bệnh quan trọng liên quan đến mèo.

Triệu chứng lâm sàng

Nhiễm P. multocida có thể gây viêm tiến triển nhanh và chảy mủ trong vòng vài giờ sau khi cắn. Có thể xảy ra gieo rắc vi khuẩn (vd: du khuẩn huyết, viêm phổi). Vì sự xâm nhập vào mô sâu nhờ răng cửa mèo sắt nhọn hẹp, vết mèo cắn có khả năng gây viêm khớp hay viêm cơ xương do nhiễm khuẩn cao hơn chó cắn.

Động vật hữu nhũ khác cắn

Khỉ Old World (loài Macaca species): Vết cắn có thể truyền vi rút viêm gan B (Herpesvirus simiae), có thể gây ra nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương với tỷ lệ Tu vong cao.

Hải cẩu, Hải mã, gấu trắng: Vết cắn có thể gây nhiễm trùng mưng mủ mãn tính, được biết như là ngón tay hải cẩu, có lẽ do loài Mycoplasma.

Các loài gặm nhấm nhỏ (và động vật ăn thịt chúng): Vết cắn có thể lây truyền bệnh sốt do chuột cắn, được gây ra bởi Streptobacillus moniliformis (ở Mỹ) hoặc Spirillum minor (ở Châu Á).

Sốt do chuột cắn xảy ra sau khi vết thương ban đầu đã lành, đậy là đặt điểm phân biệt với nhiễm quan vết cắn cấp tính khác.

Nhiễm S. moniliformis biểu hiện trong 3–10 ngày sau khi bị cắn, gồm sốt, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và đau khớp di chuyển nặng theo sau bởi phát ban dạng dát sẩn ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Bệnh lý có thể tiến triển đến áp xe di căn, viêm nội tâm mạc, viêm màng não và viêm phổi.

Sốt Haverhill do nhiễm S. moniliformis mắc phải từ sữa hoặc nước uống bị nhiễm và có biểu hiện lâm sàng giống như đã nói ở trên.

Nhiễm S. minor có thể gây đau tại chỗ, sưng tím tại nơi cắn và liên quan đến viêm mạch bạch huyết và bệnh lý hạch bạch huyết tại chỗ 1-4 tuần sau khi bị cắn, với sự tiến triển thành các bệnh lý hệ thống không đặc hiệu.

Người cắn

Dịch tễ học

Người cắn gây viêm nhiễm chiếm 10-15% theo thời gian.

Vết thương tắc nghẽn được gây ra bởi vết cắn thực sự; tổn thương siết chặt đầu tiên xảy ra khi bàn tay nắm chặt của một người đập vào hàm răng của người khác và có độ nghiêng điển hình của viêm nhiễm nặng.

Tổn thương siết chặt đầu tiên thường gặp hơn và điển hình dẫn đến viêm nhiễm nghiêm trọng (vd: viêm khớp nhiễm trùng, viêm gân – bao gân).

Vi khuẩn học (bảng).

Bảng. QUẢN LÝ VIÊM NHIỄM VẾT THƯƠNG SAU VẾT CẮN CỦA ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI

Quản lý vết thươngQuản lý vết thương

aLựa chọn kháng sinh nên dựa trên kết quả cấy máu nếu có thể. Điều này đề nghị liệu pháp kháng sinh thoe kinh nghiệm nên được thay đổi theo tình huống của bệnh nhân và điều kiện địa phương. phác đồ tiêm mạch nên thực hiện đối với bệnh nhân nhập viện. Liều đơn kháng sinh tiêm mạch có thể cho đối với bệnh nhân đưỡ cho về sau khi điều trị ban đầu.

bKháng sinh sự phòng nên được đề nghị với vết thương nặng hoẵ lan rộng, vết thương vùng mặt, và vết thương đè nát; khi liến quan đến xương hoẵ khớp; và khi có bên kèm theo (đọc đoạn văn).

cBệnh nhân có thể bị nguy hiểm với phản ứng quá mẫn tức thì với penicillin.

Từ viết tắt: DS: hiệu lực gấp đôi; TMP-SMX: trimethoprim-sulfamethoxazole.

Điều trị động vật hữu nhũ cắn

Điều trị vết thương: Che phủ vết thương là chống chỉ định với vết cắn. Sau khi rửa sạch hoàn toàn, những vết thowng vùng mặt thường được khâu vì lý do thẩm mỹ và vì máu vùng mặt dồi dào nên giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng. Đối với những vết thương ở nơi khác trên cơ thể, nhiều chuyên gia không cố gắng che phủ ngay ban đầu, thay vào đó chỉ rửa vết thương, cắt lọc các mô tổn thương, loại bỏ dị vật và gần như giới hạn vết thương. Che phủ ban đầu trì hoãn có thể thực hiện sau khi nguy cơ nhiễm trùng đã qua.

Những vết thương xuyên thủng do mèo cắn không nên khâu kín vì tỷ lệ chúng bị nhiễm trùng cao.

Liệu pháp kháng sinh: xem Bảng. Kháng sinh điển hình được cho trong 3-5 ngày nếu dự phòng và 10-14 ngày nếu điều trị nhiễm trùng đã hình thành.

Phòng ngừa khác: phòng ngừa dại (miễn dịch thụ động với globulin miễn dịch chống dại và miễn dịch chủ động với chủng ngừa dại) nên được tham khảo với các chuyên gia sức khỏe cộng đồng vùng và địa phương.

Điều trị nâng đỡ đối với uốn ván trên bệnh nhân được chủng ngừa trước đó nhưng không kéo dài trong vòng 5 năm nên được cân nhắc, vì vậy nên chủng ngừa nguyên phát và dùng globulin miễn dịch chống uốn ván đối với bệnh nhân chưa được chủng ngừa uốn ván trước đó.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dong-vat-huu-nhu-can-nguyen-ly-noi-khoa-48679.html)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY