Bài thuốc dân gian hôm nay

Đông y điều trị rối loạn kinh nguyệt: theo Đông y Thọ Xuân Đường

Rối loạn kinh nguyệt là rối loạn về chu kì kinh, có thể đến sớm hơn hoặc chậm hơn hoặc lúc đến sớm lúc đến muộn. Những biểu biện bất thường trên 2 kì kinh liên tiếp thì mới cần điều trị.

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN KINH NGUYỆT

Rối loạn kinh nguyệt là rối loạn về chu kì kinh, có thể đến sớm hơn hoặc chậm hơn hoặc lúc đến sớm lúc đến muộn. Những biểu biện bất thường trên 2 kì kinh liên tiếp thì mới cần điều trị. Theo đông y chia ra làm rối loạn kinh nguyệt trước kì, rối loạn kinh nguyệt sau kì, rối loạn kinh nghiệm không định kì.

1. Kinh nguyệt trước kỳ

• Do huyết nhiệt

- Chứng trạng: Kinh lượng nhiều, màu đỏ tía, đặc, có máu cục, sắc mặt đỏ môi đỏ khô, dễ cáu giận, thích mát sợ nóng, táo bón, nước tiểu đỏ, rêu vàng, mạch hồng thực hoạt sác.

- Pháp chữa: Thanh nhiệt lương huyết

- Phương chữa: Cầm liên tứ vật thang gia giảm: Sinh địa 16g, Xuyên khung 8g, Xuyên quy 8g, Bạch thược 12g, Hoàng cầm 12g, Hoàng liên 4g.

• Do hư nhiệt

- Chứng trạng: Kinh ít màu đỏ không có cục. Sắc mặt ko nhuận, hai gò má đỏ, hoa mắt chóng mặt, trong người nóng phiền nhiệt, ngủ không yên, chất lưỡi đỏ, rêu vàng khô, miệng lở loét, mạch tế sác.

- Pháp chữa: Dưỡng âm thanh nhiệt

- Phương chữa: Địa cốt ẩm: Sinh địa 16g, Đương quy 8g, Xuyên khung 8g, Bạch thược 12g, Đan bì 8g, Địa cốt bì 12g

• Do khí hư

- Chứng trạng: Kinh ra trước kì, số lượng nhiều, máu nhạt, loãng. Sắc mặt trắng bóng, tinh thần uể oải, hồi hộp, thở ngắn hơi, ngại nói, cảm thấy eo lưng, đùi mỏi rũ, bụng dưới sa xuống, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng ướt, mạch hư nhược vô lực.

- Pháp chữa: Bổ khí cố tinh

- Phương chữa: Bổ khí cố tinh hoàn: Đảng sâm 100g, Bạch linh 100g, Hoàng kỳ 50g, Bạch truật 50g, Sa nhân 25g. Tán nhỏ thành bột làm viên 1 ngày uống 20-30g.

2. Kinh nguyệt sau kì

• Do hư hàn

- Chứng trạng: Kinh chậm, lượng ít, màu nhạt hoặc xám đen, loãng, sắc mặt trắng, môi nhạt, thích nóng sợ lạnh, tay chân lạnh, bụng đau liên miên, chườm nóng dễ chịu, chóng mặt, thở ngắn, mỏi lưng, mạch trầm trì vô lực.

- Pháp chữa: Ôn kinh trừ hàn, bổ hư

- Phương chữa: Quy tỳ hoàn gia giảm: Mộc hương 8g, Hoàng kỳ 12g, Đảng sâm 12g, Bạch truật 8g, Đương quy 8g, Long nhãn 12g, Viễn chí 6g, Táo nhân 8g, Phục linh 8g, Đại táo 8g.

• Do phong hàn

- Chứng trạng: Chân tay lạnh, sợ rét, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm khẩn. Kinh chậm lượng ít, màu nhạt hoặc xám đen.

- Pháp chữa: Ôn kinh tán hàn

- Phương chữa: Ôn kinh thang: Quế tâm 4g, Đảng sâm 12g, Đương quy 12g, Xuyên khung 8g, Bạch thược 8g, Nga truật 8g, Đan bì 8g, Ngưu tất 12g, Cam thảo 4g.

• Do huyết ứ

- Chứng trạng: Kinh ra sau kì, lượng tí, màu tím đen, đóng cục, sắc mặt tím tái, bụng dưới trướng đau cự án, sau khi hành kinh ra huyết bớt đau, ngực bụng đầy trướng, táo bón, nước tiểu ít và đỏ, lưỡi xám, mạch trầm sác.

- Pháp chữa: Hoạt huyết khứ ứ, điều kinh

- Phương chữa: Tứ vật đào hồng: Sinh địa 12g, Bạch thược 12g, Xuyên quy 8g, Xuyên khung 8g, Đào nhân 8g, Hồng hoa 6g

• Do huyết hư

- Chứng trạng: Kinh nguyệt sau kì, lượng ít, kinh loãng, sắc mặt trắng, mệt mỏi, hồi hộp, đoản hơi ngại nói, móng tay chân nhạt, da khô sáp, đầu choáng mắt hoa, ít ngủ, chất lưỡi nhạt không có rêu, mạch tế sác hoặc hư tế.

- Pháp chữa: Bổ huyết điều kinh

- Phương chữa: Bát trân thang gia giảm: Bạch truật 12g, Đảng sâm 12g, Cam thảo 4g, Phục linh 8g, Thục địa 8g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 8g, Xuyên quy 8g, Hoàng kỳ 12g, Nhục quế 4g.

• Do đàm thấp

- Chứng trạng: Kinh nguyệt sau kì, sắc nhợt, dính, có thể nhiều hay ít, ngực bụng trướng, thường buồn nôn, ăn kém, miệng nhạt và nhớt, rêu trắng nhớt, mạch huyền hoạt.

- Pháp chữa: Kiện tỳ tiêu đàm

- Phương chữa: Thương phụ đạo đàm thang: Thương truật 80g, Hương phụ 80g, Trần bì 60g, Bạch linh 60g, Chỉ xác 40g, Bán hạ chế 40g, Nam tinh chế 40g, Trích thảo 40g.

• Do khí uất

- Chứng trạng: Kinh ra ít, bụng dưới trướng đau, tinh thần không thoải mái, ngực sườn đầy tức, ợ hơi, mạch huyền sác.

- Pháp chữa: Hành khí giải uất, điều kinh

- Phương chữa: Tiêu dao thang gia giảm: Sài hồ 12g, Bạch truật 12g, Phục linh 8g, Bạch thược 8g, Cam thảo 4g, Trần bi 6g, Đương quy 6g, Bạc hà 4g, Gừng 4g.

3. Rối loạn kinh nguyệt không định kì

• Do can khí uất nghịch

- Chứng trạng: rối loạn kinh nguyệt lúc đến sớm lúc đến muộn, kinh lượng ít, sắc đỏ tía có cục, sắc mặt xanh xám, tinh thần uất ức, khi hành kinh vú căng, thống kinh trước khi hành kinh, đau lan ra ngực sườn, ợ hơi, táo bón, đau lưng, mạch huyền sác.

- Pháp chữa: Sơ can lý khí, giải uất

- Phương chữa: Tiêu dao thang

• Do tỳ hư

- Chứng trạng: Kinh nguyệt không đều, lượng ít, sắc nhạt, sắc mặt vàng, tay chân phù thũng, tinh thần mệt mỏi, thích nằm, tay chân không ấm, hay chóng mặt hồi hộp, bụng chướng, miệng nhạt, ăn không ngon, ỉa chảy, chất lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch hư trì.

- Pháp chữa: Bổ tỳ điều kinh

- Phương chữa: Quy tỳ thang

• Do can thận hư

- Chứng trạng: Kinh không đều, sắc kinh nhạt, trong loãng, sắc mặt ám tối, ù tai chóng mặt, đau mỏi lưng, đi tiểu tiện nhiều lần, đại tiện lỏng mạch trầm nhược.

- Pháp chữa: Bổ can thận xung nhâm

- Phương chữa: Lục vị hoàn gia giảm: Thục địa 12g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 8g, Trạch tả 8g, Phục linh 8g, Sài hồ 12g, Bạch thược 12g, Đan sâm 12g.

Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/dong-y-dieu-tri-roi-loan-kinh-nguyet-theo-dong-y-tho-xuan-duong)

Tin cùng nội dung

  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY