Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Đột tử do làm việc kiệt sức

Trung Quốc-Một người đàn ông ở Hàng Châu, 36 tuổi, bỗng nhiên gục xuống khi đang được phỏng vấn xin việc.

Anh được đưa đến một bệnh viện gần đó, bác sĩ cố gắng cứu chữa song không thể cứu được, ngày 26/11. 

Người phỏng vấn tuyển dụng kể lại bệnh nhân cho biết anh thường xuyên phải tăng ca và làm thêm giờ đến kiệt sức. Đó là lý do anh tìm kiếm một công việc mới. 

Anh cũng có tiền sử bệnh tim mạch và cao huyết áp. Đây thường là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng đột tử do tim (SDC). Tuy nhiên, một số trường hợp, người bị SDC có sức khỏe hoàn toàn bình thường. Nam giới có tỷ lệ đột tử cao hơn nữ, theo thống kê của Mayo Clinic. 

Đột tử do tim thường gặp nhất ở người trưởng thành, dưới 35 tuổi, xảy ra khi đang hoạt động thể chất. Tuy nhiên, làm việc liên tục trong thời gian quá dài cũng có thể là lý do dẫn đến điều này.

Làm việc quá sức từ lâu đã trở thành vấn nạn tại Trung Quốc. Trong tiếng Trung, người ta sử dụng thuật ngữ Guolaosi để mô tả cái ch*t do áp lực làm việc trong thời gian quá dài. Trong khi đó, tại các công ty công nghệ, cụm "996" dùng để chỉ thời lượng làm việc của các nhân viên: đi làm vào 9h sáng, rời cơ quan vào 9h tối và làm việc 6 ngày một tuần. 

Các nhân viên văn phòng tại một bến tàu điện ngầm ở Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg

Luật Lao động nước này quy định, người lao động làm việc quá 8 giờ một ngày hoặc 44 giờ trong tuần được tính là làm thêm giờ. Theo Khảo sát Động lực Lao động Trung Quốc, một nhân viên văn phòng trung bình dành 44,7 giờ một tuần ở cơ quan. Con số thoạt nhìn có vẻ hợp lý đối với quy định của nhà nước. Tuy nhiên, thời lượng làm việc của nhiều nhân viên có sự chênh lệch khá lớn. Thực tế, 40% số người được hỏi cho biết họ thường làm nhiều hơn 50 giờ một tuần. Nhân viên thuộc các tập đoàn truyền thông, viễn thông và tài chính có thói quen làm việc tới tận đêm khuya. 

Mỗi năm, nước này có tới 600.000 người ch*t vì làm việc quá độ, thường do đột tử.

Nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa quá tải công việc và tình trạng sức khỏe giảm sút. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Lancet, sau khi phân tích dữ liệu sức khỏe của hơn 600.000 người, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những nhân viên làm việc hơn 55 giờ mỗi tuần có nguy cơ đột quỵ và mắc bệnh tim mạch cao hơn người làm việc từ 35 đến 40 giờ. 

Thục Linh (Theo AsiaOne, Financial Time)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/dot-tu-do-lam-viec-kiet-suc-4023459.html)

Tin cùng nội dung

  • Táo bón dường như là nỗi niềm chung của dân văn phòng. Sở dĩ là vì bệnh có liên quan tới thói quen ăn uống và vận động.
  • Chào Mangyte, xin cho em được hỏi các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn TPHCM làm việc trở lại từ ngày bao nhiêu vậy? Vui lòng cho tôi địa chỉ và SĐT của một số bệnh viện để tôi tiện liên lạc ạ. Xin cảm ơn BS. (Kim Thoa - TPHCM),
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY