Tuy nhiên hiện nay phương pháp này vẫn còn một số hạn chế nhất là dụng cụ cấy chỉ. với các y bác sỹ dùng kim trung quốc giá thành cao lại thao tác khó và nhất là gây đau nhiều cho người bệnh. các kim tự chế thủ công tuy giản tiện nhưng thao tác thủ thuật lại khó khăn. cho nên để có dụng cụ hợp lý tôi đã nghiên cứu tìm ra phương pháp cải tiến dụng cụ y tế hàng ngày thành bơm cấy chỉ. đảm bảo dễ làm, vô khuẩn và nhất là giá thành rẻ thực hiện được ở mọi tuyến y tế.
Cấu tạo của bao gồm: pít tông của bơm 1ml ( hình 1); thân bơm ( hình 2) là thân của bơm tiêm 1ml, 01 ống nhựa ( hình 3) dài 28 mm có lỗ thông hai đầu và khớp chặn ở giữa ống đề luồn nòng đẩy chỉ và chặn lò xo ( sử dụng bằng ống ruột bút bi), lò xo kim loại 28mm ( hình 4) ( lò xo bút bi), 01 nòng đẩy chỉ ( hình 5) bằng kim loại thép không rỉ 68mm ( sử dụng bằng kim châm cứu số 8), mũi kim ( hình 6) kim lấy Thu*c cỡ số 23g x 1" để dùng cho chỉ catgut 4.0.
Khi luồn nòng đẩy chỉ (5) vào ống nhựa (3) và luồn thêm lò xo (4) vào phía trước nòng đẩy chỉ luồn tới khớp chặn ống nhựa đưa toàn bộ cụm ống nhựa, lò xo, nòng đẩy chỉ đưa vào lòng thân bơm 1ml (2) rồi lắp lại pít tông (1) phía sau và ở phía trước luồn kim lấy Thu*c cỡ 23g x 1" (6) vào nòng đẩy chỉ tới lắp vào đầu thân bơm (2) ta được dụng cụ là như hình 7.
Khi làm thủ thuật thì cần thay bơm 1ml mới, cụm nòng đẩy chỉ và ống nhựa, lò xo ngâm cidex và kim 23g mới là được dụng cụ hoàn toàn đảm bảo vô khuẩn để thực hiện các ca cấy chỉ.
Ưu điểm chính là: thao tác thủ thuật dễ làm, không bị kẹt chỉ, không rơi nòng đẩy chỉ, rất ít đau, dụng cụ đảm bảo vô khuẩn đặc biệt giá thành rất rẻ (chỉ dưới 2000đ so với kim trung quốc lên tới trên 20.000đ).
Trên đây là giải pháp kỹ thuật để các bạn đồng nghiệp y học cổ truyền cùng phát triển nền y học cổ truyền nước nhà ngày càng lớn mạnh.
BS. Nguyễn Quang Đạo