Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Đừng chủ quan với những cơn đau răng khi mang thai, nó có thể gây sảy thai nếu biến chứng nặng

Nhiều phụ nữ lo lắng khi mang thai nếu bị đau răng liệu có đến nha sĩ xử lý được không và nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi.

Có câu nói: "Nhất đau đẻ nhì đau răng", mặc dù đau răng không phải là bệnh, nhưng nó thực sự khiến người ta cảm thấy rất kinh khủng. Trên thực tế cuộc sống, nhiều người không quá coi trọng vấn đề đau răng, hầu hết đều đợi cho đến khi không thể chịu đựng nữa mới đến gặp nha sĩ, nhưng lúc này vấn đề thường nghiêm trọng.

Nếu vấn đề đau răng xảy ra với người bình thường sẽ không có gì đáng nói. Thế nhưng, nếu đối với phụ nữ mang thai, liệu các vấn đề răng miệng này có ảnh hưởng đến thai nhi khi không thể dùng Thu*c và chỉ có thể chịu đựng những cơn đau hành hạ?

Trang kknews cho biết, những bệnh lý răng miệng nghiêm trọng không chỉ dẫn đến sảy thai mà còn nguy hiểm đến tính mạng.

Theo đó, viêm nha chu hay viêm phúc mạc răng khôn, vùng viêm nhiễm lan rộng ra nhiều chỗ trong khoang miệng, nếu không kiểm soát kịp thời có thể gây nhiễm trùng huyết. nếu vi khuẩn xâm nhiễm vào đường tuần hoàn máu tới thai nhi, nó sẽ gây ra sự phát triển bất thường của phôi thai, gây sảy thai hoặc buộc phải bỏ thai.

Tại sao các vấn đề răng miệng dễ xảy ra khi mang thai?

Phụ nữ mang thai có những thai đổi S*nh l* đặc biệt, nhiều yếu tố khiến cho khoang miệng không sạch như nôn mửa khi thai nghén, thay đổi hormone, thay đổi thói quen ăn uống…, đều gây ra các vấn đề về răng miệng.

Đừng chủ quan với những cơn đau răng khi mang thai, nó có thể gây sảy thai nếu biến chứng nặng - Ảnh 1.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, 36-100% phụ nữ mang thai bị viêm nướu, chảy máu chân răng, hình thành các khối u nhỏ bên trong. Trong trường hợp nặng, chúng cản trở việc ăn uống và cần phẫu thuật cắt bỏ.

Vấn đề răng miệng của phụ nữ mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày và sức khỏe của thai nhi.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai nếu có vấn đề về răng miệng, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ cũng cao hơn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng trẻ sinh non và nhẹ cân.

Các bệnh về răng miệng thường gặp khi mang thai

Có rất nhiều bệnh về răng miệng có thể xảy ra khi mang thai, phụ nữ cần kiểm tra, cảnh giác và chữa trị kịp thời.

1. Sâu răng

Mang thai và nôn mửa khi ốm nghén sẽ làm giảm giá trị ph trong nước bọt và gây mòn răng. đồng thời, việc gia tăng số lượng khẩu phần ăn trong thời kỳ mang thai dễ dẫn đến sự thay đổi môi trường răng miệng, dẫn đến sâu răng. hơn nữa, sức đề kháng của phụ nữ mang thai cũng kém hơn bình thường, một khi bị sâu răng nó sẽ phát triển nhanh chóng với các triệu chứng rõ ràng.

2. Bệnh nha chu

Sau khi mang thai, sự bài tiết Oestrogen tăng lên đáng kể, sức đề kháng và khả năng miễn dịch giảm xuống làm thay đổi môi trường trong khoang miệng, khi các mô nha chu bị kích thích nó sẽ gây ra các phản ứng như loét miệng, sưng nướu, răng lung lay.

Trước khi mang thai, bạn nên đến nha sĩ để điều trị bệnh nha chu, loại bỏ tình trạng viêm nhiễm kịp thời, lấy cao răng…

3. Viêm nha chu cấp tính

Một số phụ nữ bị sâu răng trước khi mang thai, nhưng không có triệu chứng đau rõ ràng nên thường không chú ý. khi mang thai, với một số thay đổi về tâm S*nh l*, nó sẽ làm bùng phát các triệu chứng như viêm nha chu cấp, viêm chóp răng, gây sưng tấy, đau nhức khó chịu.

Đau răng khi mang thai có chữa trị được không?

Thời điểm tam cá nguyệt thứ 2 là giai đoạn tương đối an toàn, nếu phụ nữ không mắc các bệnh lý nghiêm trọng, có thể điều trị răng miệng tổng quát.

Đừng chủ quan với những cơn đau răng khi mang thai, nó có thể gây sảy thai nếu biến chứng nặng - Ảnh 2.

Đau răng khi mang thai có thể chữa trị được nhưng tùy vào số tuần thai. (Ảnh minh họa)

Mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, nếu phụ nữ mắc các bệnh về răng miệng, trong trường hợp khẩn thiết có thể đến nha sĩ để giảm bớt các triệu chứng.

Mang thai không phải chống chỉ định tuyệt đối chăm sóc răng miệng. Trong quá trình điều trị, các nha sĩ cũng có những lựa chọn phù hợp với từng thể trạng của thai phụ khi chọn Thu*c gây mê cũng như kháng sinh.

Mẹo chăm sóc răng cho phụ nữ mang thai

- Đánh răng thường xuyên

Đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày, sáng và tối, mỗi lần không được ít hơn 3 phút.

- Xỉa răng

Chỉ nha khoa có thể làm sạch thức ăn bám giữa các kẽ răng.

- Khám răng định kỳ

Ngoài các phương pháp trên, phụ nữ cũng nên đến nha khoa chuyên nghiệp để kiểm tra răng miệng 6 tháng 1 lần.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/dung-chu-quan-voi-nhung-con-dau-rang-khi-mang-thai-no-co-the-gay-say-thai-neu-bien-chung-nang-20210118113222984.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Khi có thai cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, khám theo dõi thai định kỳ, uống bổ sung viên sắt và axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và sự phát triển của thai nhi.
  • Sảy thai thường xuất hiện trong 3 tháng đầu mang thai. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình báo hiệu tình trạng có thể sảy thai:
  • Theo kinh nghiệm dân gian bà con thường lấy rễ cây men sứa làm Thu*c, thu hái quanh năm. Đào về, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thái miếng mỏng, để sống hoặc sao qua.
  • Cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn ngô đồng, mộc du thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin.
  • Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Hậu quả là sâu răng dẫn đến viêm tủy răng, tủy ch*t, viêm quanh cuống răng, áp-xe quanh cuống răng
  • Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp, rất dễ mắc phải nếu chúng ta không có một chế độ chăm sóc răng miệng tốt.
  • Các bệnh về răng miệng, ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc, đặt biệt là giới văn phòng.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, răng bị lộ ra khỏi nướu và sâu răng cũng có thể xuất hiện tại những vùng đó. Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học mà sâu răng có thể được chữa trị và loại trừ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY