Người cao tuổi hôm nay

Chăm sóc người cao tuổi

Đừng để cha mẹ già tủi thân...

Có lúc nào đó, ta sẽ nhận ra cha mẹ mình ngày càng già đi, tâm tính thay đổi thất thường. Quan trọng là con cháu trong nhà hãy biết xử sự đúng mực để người già không cảm thấy tủi thân.

Dân gian ta có câu: “Già sanh tật, đất sanh cỏ”. Vậy cho nên chúng ta phải hết sức thấu hiểu, cảm thông cũng như không nên quan tâm thái quá đến những cử chỉ lời nói giận dỗi có khi vô lý của ông bà, cha mẹ già.

Tình huống người cao tuổi “nhớ trước quên sau”, gây ra hiểu lầm trong gia đình xảy ra không ít. Chẳng hạn như con dâu buổi chiều đã cho mẹ chồng ăn cơm rồi, chừng đến tối con gái sang chơi, bà phàn nàn, bảo: “Chưa ăn uống gì hết”. Thế là chị dâu em chồng xảy ra xung đột.

      
Bà cô tôi bảy mươi tám tuổi, xưa nay được mọi người quý trọng vì tính tình sởi lởi, vị tha, hết mực thương yêu con cháu. Không hiểu sao dạo gần đây tính tình bà cụ thay đổi rõ rệt. Nhất là việc hay để ý “dòm ngó” con dâu, rồi mách lại với con trai mình.

Chị dâu tôi làm gì cũng đều khiến cô… chướng mắt. Chị mua quà bánh gì về mời cô cũng không ăn, trong khi chị về làm dâu cho cô đã gần hai mươi năm, hai mẹ con rất hòa hợp thương yêu nhau.

Thế là từ yêu quí cô tôi như mẹ ruột, chị dâu ít khi mở lời với mẹ chồng dù là ngồi chung mâm cơm.

Đành rằng cô tôi tuổi già có trái tính trái nết nhưng chị dâu tôi cũng quá đáng. Thay vì tìm hiểu lý do để thông cảm với mẹ chồng, thì chị lại “buông xuôi” nên không khí càng thêm căng thẳng. Cô tôi giận bỏ sang nhà cô con gái út ở.

Ở với con gái tưởng đã êm xuôi nhưng vì tính khí thất thường của bà khiến anh con rể đôi lúc không kiềm chế được buông lời lẽ nặng nề với mẹ vợ. Vậy nên cô tôi nằng nặc đòi qua nhà cô Út độc thân để tá túc.

Đến nước này thì cả nhà đành tìm đến bác sĩ tâm lý. Bác sĩ phân tích tư vấn cho cả nhà hiểu về sự thay đổi tâm S*nh l* của người cao tuổi: Do những thay đổi thể chất và tâm lý, khả năng tự chăm sóc bản thân không còn, luôn phải dựa vào con cháu. Điều này khiến người già rơi vào trạng thái lo lắng mất tự tin, trở nên khó chịu, dễ cáu gắt. Thêm vào đó là cảm giác mình bị thừa thãi, lãng quên.

Có một chi tiết rất nhỏ nhưng không kém phần quan trọng mà nhà tâm lý đưa ra trong trường hợp cô tôi. Đó là từ một bà mẹ chồng đầy quyền uy nay bỗng chốc mất hết cả quyền lực, cô tôi cảm thấy bực tức. Hằng ngày chị dâu tôi mua sắm gì, chọn thức ăn nào cũng không hỏi qua ý kiến mẹ chồng. Cô tôi không nói ra nên “kiếm chuyện”, còn chị dâu lại không hiểu cho rằng mà hay săm soi, bới móc.  

Nhà tôi cũng có mẹ già. Mẹ tôi đã ngoài tám mươi tuổi. Ba thế hệ chúng tôi sống cùng nhau rất hòa thuận mặc dù mẹ tôi càng lớn tuổi, tính tình cũng có thay đổi ít nhiều. Con trai tôi, mỗi lần đi công tác xa gọi điện cho vợ, nó không bao giờ quên hỏi thăm sức khỏe bà nội.

"Khi về già, các cụ thường tự ti, cảm thấy mình vô dụng, là gánh nặng cho con cái. Họ thường có tâm lý sợ con cái thờ ơ, không còn yêu thương mình."

Còn tôi, mỗi khi đi đâu xa về đều có quà cho đặc biệt cho mẹ. Khi là chiếc quạt giấy, lọ dầu, món ăn mà bà ưa thích. Món quà nho nhỏ của con trai thường được mẹ mang ra khoe khi có ai tới thăm với thái độ rất vui vẻ.

Riêng vợ tôi, cô ấy luôn biểu hiện thái độ cho mẹ tôi thấy bà là người quan trọng trong nhà. Nhất cử nhất động cô ấy đều xin ý kiến mẹ, tuy không phải việc gì cũng làm theo “biểu quyết” của bà. Có thể mẹ tôi cũng biết như thế, nhưng bà tỏ ra rất hài lòng.

Người già suốt ngày quanh quẩn trong nhà với con cháu. Họ không hoặc rất ít có mối quan hệ nào khác bởi điều kiện sức khỏe, bệnh tật.

Có cha mẹ già là phúc phận của con cái. Đành rằng chúng ta còn rất nhiều bổn phận và trách nhiệm khác phải lo toan trong cuộc sống nhưng quên dành thời gian quan tâm tới cha mẹ già. Thậm chí đôi khi phải “chịu đựng” cả những tính khí thất thường của họ. Nên nhớ, chúng ta, theo quy luật, rồi ai cũng sẽ già.

Theo Thế Giới Tiếp Thị

Nguồn: alobacsi.com

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d304e513330852b957a9f32)

Tin cùng nội dung

  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Có một điều thú vị cha mẹ nên biết, tuổi lên 2 chính là “tuổi nói không” ở trẻ và nếu biết cách sẽ không những khắc phục được sự ương bướng ở con mà còn là cơ hội rất tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY