Dị ứng , Mề đay hôm nay

Dùng mỹ phẩm - Đừng để dị ứng “hỏi thăm”

Theo thống kê, cứ 100 người dùng mỹ phẩm thì có đến 10 người từng bị dị ứng mỹ phẩm. Và sự thật là chúng ta đôi khi đang tự làm xấu mình bằng các sản phẩm làm đẹp.

Mấy hôm nay, thay vì đến công sở, Thanh Mai (TPHCM) phải ru rú ở nhà cầu trời khấn phật cho ti tỉ những nốt mụn đỏ và đau nhức trên mặt hạ nhiệt. Tất cả cũng chỉ vì lọ kem “trị sạch mụn, trắng da, se khít lỗ chân lông chỉ sau 14 ngày” mà Mai phải bỏ ra tận 600 ngàn đồng để tậu về.

Sau hai tuần kiên trì với lọ mỹ phẩm xách tay mua được qua kênh bán hàng trực tuyến, những gì Mai nhận được là những nốt mụn đỏ to bằng đầu đũa cùng với kết luận dị ứng mỹ phẩm cấp độ 3 từ bệnh viện da liễu.

Mai chỉ là một trong số những khách hàng kém may mắn của thị trường mỹ phẩm thật giả lẫn lộn. Và những hóa chất độc hại trong mỹ phẩm chính là nguyên nhân gây thảm họa này.

Bên cạnh đó, tùy vào cơ địa mỗi người, sự phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể đối với những hợp chất đặc trưng có thể gây ra tình trạng dị ứng mỹ phẩm. Điều này giải thích vì sao một số vẫn chịu cảnh tiền mất tật mang khi sử dụng mỹ phẩm hàng hiệu, đắt tiền.

Ảnh minh họa

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng

Sự thông thái của chúng ta đôi khi cũng bị mê hoặc bởi những lời quảng cáo tận mây xanh hay nhãn mác hàng hiệu … mà không biết liệu nó có thực sự hợp với mình.

Điều đầu tiên bạn cần làm là đọc kỹ bảng thành phần và hướng dẫn sử dụng trên sản phẩm. Nếu trong đó chứa các thành phần gây dị ứng mà mình đã từng gặp thì tuyệt đối không nên dùng. Ngoài ra, cũng cần chú ý những hóa chất gây độc thường có trong mỹ phẩm để tự thẩm định chất lượng sản phẩm.

Thử mỹ phẩm không bao giờ thừa

Khi dùng một sản phẩm mới bạn nhất thiết phải thử xem liệu nó có gây dị ứng cho da không. Bôi một ít lên bàn tay, sau 24 giờ nếu không có phản ứng thì bạn có thể yên tâm sử dụng. Trong mỗi loại mỹ phẩm thường chứa 7-15 hóa chất khác nhau.

Theo kinh nghiệm, đối với mỹ phẩm thông dụng bạn nên chọn những sản phẩm có công thức đơn giản bởi lẽ có càng nhiều thành phần hóa chất khác nhau thì rủi ro dị ứng càng lớn.

Đối với những mỹ phẩm lưu lại trên da quá lâu bạn nên chọn sản phảm chứa nhiều thành phần tự nhiên, hạn chế những sản phẩm có chất thơm quá hắc vì nó thường chứa nhiều mùi hương nhân tạo.

Ham mỹ phẩm rẻ, thiệt thân

Sản phẩm làm đẹp có thể xếp vào nhóm sản phẩm đặc biệt, không nên ham rẻ, nghe theo lời đồn mà nên chọn mua những loại có uy tín đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Nhiều chị em thường có tâm lý mua dùng dần khi bắt gặp hàng mỹ phẩm khuyến mãi. Nhiều khả năng bạn sẽ mua phải hàng sắp hết hạn sử dụng mà bạn thì tất nhiên không thể dùng hết ngần ấy mỹ phẩm trong một thời gian ngắn. Và sẽ càng tệ hại hơn nếu bạn vẫn cố dùng khi mỹ phẩm đã quá đát vì tiếc của. Khi đó, việc dị ứng hỏi thăm bạn không có đáng ngạc nhiên.

Dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm

- Cảm thấy đau rát, ngứa theo từng đợt trong vòng 10 phút, thường mắc phải khi dùng mỹ phẩm trên khuôn mặt.

- Mẩn ngứa, có thể lúc đầu mẩn ngứa ít rồi chuyển sang nhiều, thành những nốt ban đỏ, mụn nước. Vùng mắt nhất là quanh mắt thường bị hiện tượng này.

- Da mặt bị sưng tấy, nổi mụn trứng cá, có khi cảm thấy tức ngực khó thở.

- Trên da có vết nám đen hoặc nám trắng do một số hóa chất hay chất chiết xuất từ thực vật phản ứng với ánh sáng.

Theo Mai Trang - Sức khỏe gia đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dung-my-pham-dung-de-di-ung-hoi-tham-n280442.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn gặp các dấu hiệu sau khi ăn chuối, bạn có thể đang bị dị ứng chuối.
  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY