An toàn thực phẩm hôm nay

Đừng nấu chung thịt lợn với những món này kẻo rước bệnh vào người

Thịt lợn là nguồn thực phẩm quen thuộc của mọi gia đình. Thế nhưng, dù thịt lợn ngon đến mấy cũng phải tránh nấu cùng với những thực phẩm này kẻo mang bệnh.

Thịt bò và thịt lợn là "đại kỵ" trong nấu nướng

Thịt lợn có tính hàn còn thịt bò là tính ôn, khi chế biến chung sẽ làm giảm đi đáng kể các chất dinh dưỡng có trong cả 2 loại thịt.

Tốt nhất, bạn nên nấu riêng hai loại để đảm bảo mùi vị và chất dinh dưỡng của hai nguyên liệu này. Những món ăn với thịt bò và nấu riêng cũng thơm ngon, hấp dẫn và dễ chế biến hơn rất nhiều.

Ảnh minh họa: Internet

Gừng và thịt lợn phải "tránh xa" nhau

Nhiều người có thói quen sử dụng gừng để ướp và khử mùi tanh của thịt sống. Tuy nhiên, đây là hai nguyên liệu tương khắc, khi ăn cùng nhau sẽ gây các triệu chứng phong thấp, nổi nốt vô cùng khó chịu.

Với các loại thực phẩm "đại kỵ" với thịt lợn vừa nêu trên, hãy lưu ý để mỗi bữa cơm gia đình đều thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe nhé.

Thịt lợn và đậu tương

Ngoài ra, cũng không nên kết hợp thịt lợn và đậu tương. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho. Khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.

Thịt trâu

Thịt trâu tính hàn, gặp thịt lợn cũng tính hàn dễ sinh chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do đó, bạn cũng không nên ăn hai món này cùng một lúc.

Chim cút, chim bồ câu

Thịt lợn cũng không nên ăn chung với thịt chim (chim cút, chim bồ câu) bởi khi kết hợp với chim cút sẽ hình thành các hắc tố gây đen da mặt. Còn thịt lợn dùng chung với thịt chim bồ câu dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông, có hại cho sức khỏe.

Thịt rùa, ba ba

Thịt lợn ăn chung với thịt rùa hoặc ba ba sẽ gây chứng khí trệ, đầy bụng chướng hơi có thể giảm nhẹ khi ợ hơi hoặc trung tiện.

Rau mùi

Rau mùi tính ôn, hao khí. Thịt lợn tính hàn, ích khí. Chính sự tương khắc này khiến sự kết hợp của thịt lợn và loại rau thơm này trở nên “bất hợp tác”, thậm chí có hại cho sức khỏe con người.

Gan lợn và đậu hũ

Không chỉ phần thịt của lợn, các bộ phận lục phủ ngũ tạng cũng có những cấm kỵ riêng. Theo đó, gan lợn không nên ăn chung với đậu hũ vì sẽ làm cho bệnh của bạn lâu lành.

Óc, tủy lợn kỵ muối và rượu

Không nên nêm muối vào món óc, tủy lợn vì sẽ ảnh hưởng đến chức năng S*nh l* của đàn ông. Do đó, khi làm món óc chần, bạn nhớ không thêm muối mà thay bằng gia vị khác.

Tương tự như với muối, óc, tủy lợn dùng chung với rượu ảnh hưởng xấu đến chức năng S*nh l* của nam giới. Do vậy, không nên dùng óc, tủy lợn làm món nhắm rượu.

Phổi lợn kỵ súp lơ

Phổi lợn dùng chung với súp lơ dễ gây chứng khí trệ, trướng bụng, khó chịu.

Gan lợn kỵ cá

Gan lợn cũng kỵ ăn chung với các loại cá vì dễ khiến da mặt bạn bị nổi ung nhọt, khó chịu.

Thịt lợn với lá mơ

Thịt lợn chứa rất nhiều protein dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được. Cần kiêng kỵ để tránh gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.

Để thịt lợn tránh xa tôm, ốc

Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, ăn thịt lợn chung với các loại tôm, ốc có thể gây ra triệu chứng lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Đối với những người yếu bụng thì đây là sự kết hợp nguy hiểm vô cùng.

Vì thế, để đảm bảo sức khỏe hệ tiêu hóa, hãy nhớ rằng tôm, ốc và thịt lợn luôn phải nằm trên các đĩa thức ăn riêng biệt thay vì được chế biến chung thành một món ăn nhé.

Theo Quảng An/Tiền phong

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/dung-nau-chung-thit-lon-voi-nhung-mon-nay-keo-ruoc-benh-vao-nguoi/20191226095937327)

Tin cùng nội dung

  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY