Răng , Hàm , Mặt hôm nay

Dùng nước súc miệng mỗi ngày: Nên hay không?

Chào bác sĩ, tôi vệ sinh răng miệng thường xuyên nhưng hơi thở vẫn nặng mùi. Xin bác sĩ cho tôi biết nguyên nhân. Mỗi ngày tôi đều dùng nước súc miệng thì có được không, có gây hại gì không ạ?

Nội dung bài viết:

Không dùng chỉ nha khoa

Nhai đá

Đánh răng quá mạnh

Ăn quá nhiều đường

Cắn móng tay

Dùng miệng mở nắp chai

Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Bạn thân mến,

Có 1 vài nguyên nhân có thể dẫn đến hơi thở có mùi, các nguyên nhân này có thể tác động riêng rẽ, hoặc cũng có thể phối hợi cùng nhau gây nên mùi.

thứ nhất là do vệ sinh răng miệng. bạn nên lưu ý rằng cho dù bạn có đánh răng sạch sẽ tới đâu thì trong miệng vẫn có vôi răng, cũng như dù quét nhà sạch tới đâu thì nhà vẫn có bụi vậy. vì vậy bạn nên đi cạo vôi mỗi 6 tháng 1 lần để răng miệng vừa sạch vừa có hơi thở thơm tho.

ngoài ra việc sử dụng nước súc miệng cũng phải cần chú ý kỹ. không phải nước súc miệng nào cũng có thể dùng hằng ngày được. nếu nước súc miệng có cồn trong đó, lúc vừa súc xong sẽ có cảm giác rất sảng khoái nhưng lại làm môi trường miệng bị mất nước do cồn sẽ bay hơn sau vài phút.

Miệng bị khô lại chính là một trong những nguyên nhân gây hôi, vì nước bọt có tính kiềm khuẩn, khiến vi khuẩn không phát triển nhanh. nếu không tìm được loại nước súc miệng không chứa cồn thì bạn chỉ cần dùng nước muối là đủ. nhưng đây phải là nước muối đúng chuẩn (đúng nồng độ), mua trong hiệu Thu*c vì nước muối tự pha thường là quá mặn, cũng sẽ lại làm hư hại răng miệng.

ngoài ra bạn nên chú ý uống nước, không để miệng mình bị khô. uống nước chủ yếu là nhiều lần để duy trì độ ẩm trong miệng chứ không cần uống 1 lần nhiều nước.

thứ hai là có thể do các bệnh lý khác như bệnh dạ dày, viêm xoang... nếu bạn bị viêm mũi, viêm xoang... thì nên chữa bệnh này cho hết trước cái đã. việc chữa trị các bệnh này có thể làm cải thiện mùi hơi thở.

thứ ba là có thể bạn có răng nào đó bị hư. có thể do răng của bạn bị sâu, tủy răng có vấn đề, hoặc do răng sứ làm không đúng cách gây viêm nướu mãn.

do ngay cả khi bạn thở bằng mũi thì cũng có mùi nên có thể nguyên nhân thiên về mũi xoang nhiều hơn, nhưng các vấn đề về răng miệng chắc chắn cũng góp phần không nhỏ trong vấn đề của bạn hiện nay.

Bên cạnh đó, những thói quen hàng ngày vô tình có thể gây ảnh hưởng đến vệ sinh răng miệng và sức khỏe, và bạn có thể giúp bản thân tránh khỏi nhiều rắc rối bằng cách bỏ những thói quen sau:

Không dùng chỉ nha khoa


Chúng ta đều biết cần đánh răng hai lần mỗi ngày nhưng ít người biết rằng dùng chỉ nha khoa cũng quan trọng không kém. Nó giúp loại bỏ thức ăn bám giữa các răng, từ đó ngăn ngừa vi khuẩn hình thành.

Nhai đá


Đây là thói quen vô cùng gây hại răng, nó ảnh hưởng tới các mô mềm bên trong răng, có thể dẫn đến đau răng.

Đánh răng quá mạnh


Bạn đừng nghĩ rằng đánh răng mạnh mới loại bỏ được vi khuẩn và vết bẩn. Thói quen này có thể thực sự gây đau cho lợi và ảnh hưởng tới men răng. Nó có thể làm cho nướu bị tụt và để lộ chân răng dẫn tới răng nhạy cảm.

Ăn quá nhiều đường


Đường là một trong những thủ phạm lớn nhất gây hại cho răng và nướu. Nó khiến cho vi khuẩn sản sinh axit và nếu ở lại lâu trong miệng, axit này bắt đầu ảnh hưởng tới men răng và dẫn tới những vấn đề răng miệng nghiêm trọng.

Cắn móng tay


Bạn có đang cắn móng tay khi bạn đang đọc bài viết này không? Chúng tôi biết khó bỏ được thói quen này, nhưng nếu bạn gặm móng tay của mình, bạn không chỉ khuếch tán vi khuẩn từ bàn tay đến miệng mà còn làm men răng mòn dần và mẻ răng trước. Vì thế lần sau khi bạn cảm thấy muốn cắn móng tay, hãy cố gắng làm sao lãng bàn tay của bạn bằng cách bóp 1 quả banh cao su hoặc gõ ngón tay.

Dùng miệng mở nắp chai


Chắc chắn về bản chất hàm răng là một công cụ - nhưng chỉ dành để nhai thức ăn. Mỗi khi bạn dùng răng để mở chai, bạn đã vô tình tăng khả năng gây nứt răng đấy. Chúng ta biết là nó thuận tiện hơn chỉ trong vài giây, nhưng tốt hơn là bạn nên đầu tư vào một cái móc khóa có đồ mở nắp chai và tiết kiệm chi phí điều trị răng trong tương lai.

Bạn nên kiên trì, đừng mất hy vọng, bạn nhé!

phuongnguyen

Lần cập nhật cuối: 07:22 09/12/2018 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/dung-nuoc-suc-mieng-moi-ngay-nen-hay-khong-n390651.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu như bạn tự tin rằng mình không bị hôi miệng thì đó là một sai lầm lớn vì tùy vào tình trạng sức khỏe của bạn mà chứng hôi miệng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
  • Viêm lợi loét hoại tử cấp tính: Viêm lợi loét hoại tử cấp tính (ANUG) là một nhiễm khuẩn cấp tính thường là do stress...
  • Trước khi đến hồ bơi, cha mẹ cần chuẩn bị một số vật dụng thông thường: khăn lông, dầu gội, xà phòng tắm, Thu*c nhỏ mắt, dầu nóng, quần áo bơi, kính và mũ bơi, phao...
  • Tằm vôi còn có tên khác là bạch cương tàm, cương trùng, thiên trùng, có nguồn gốc từ con tằm ăn lá dâu, bị ch*t do nhiễm vi nấm, sau khi ch*t thân cứng và phủ lớp màu trắng như vôi.
  • Dùng nước súc miệng trở thành thói quen của nhiều người để sát khuẩn và làm sạch vùng miệng. Tuy nhiên, chọn lựa loại nước súc miệng nào phù hợp và cách dùng sao cho hiệu quả lại là vấn đề mà mọi người cần lưu ý.
  • Thuốc nha khoa là một phần nhỏ trong danh mục Thuốc điều trị. Thuốc có nhiều loại, dạng uống, dạng tiêm, dạng viên, dạng súc miệng...
  • Hay phối hợp thêm chất hexaclorophen là chất kìm khuẩn mạnh. Xà phòng và chất tẩy uế chứa 3% hexaclorophen có tác dụng kìm khuẩn mạnh và lâu bền vì giữ lại ở lớp sừng của da.
  • Người ta đã đặt vấn đề về sự an toàn của triclosan là chất sát khuẩn được dùng làm chất phụ gia của khá nhiều sản phẩm dùng hằng ngày trên khắp thế giới.
  • Củ cải trắng từng được ví von là nhân sâm trắng do nó có nhiều tác dụng trong hỗ trợ tăng cường sức khỏe, chữa bệnh.
  • Khi Tết đến, mọi việc trong ngoài nhà đều rất bận rộn, cộng với nguồn thức ăn dầu mỡ, quy luật sinh hoạt thường bị rối loạn làm cho cơ thể chúng ta không thể duy trì sự cân bằng và ổn định trao đổi chất, gây rối loạn, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY