Nha khoa Phục hình hôm nay

Nha khoa phục hình đảm nhận các chức năng cấy ghép implant và nắn chỉnh răng. Trong đó, phương pháp cấy ghép implant nhằm bảo tồn xương răng và giảm thiểu tiêu xương sau khi mất răng do nhổ răng sâu quá nặng (không thể chữa tuỷ), do bị nha chu, tai nạn và chịu tác động ngoại lực. Kỹ thuật cấy ghép Implant là phương pháp đặt trụ Implant vào xương hàm, đóng vai trò như một chân răng thực thụ. Bên cạnh đó, khoa còn thực hiện các kỹ thuật ghép xương, nong rộng xương, nâng sàn xoang hàm để có đủ kích thước xương cần thiết cho cấy ghép. Các bệnh thường gặp như: Mất răng, răng sâu nặng, thương tổn xương răng, răng vẩu, răng ngược, răng khấp khểnh, hở hàm ếch, lệch lạc xương hàm mặt,...

Các Thuốc thường dùng trong nha khoa

Thuốc nha khoa là một phần nhỏ trong danh mục Thuốc điều trị. Thuốc có nhiều loại, dạng uống, dạng tiêm, dạng viên, dạng súc miệng...
Thuốc nha khoa là một phần nhỏ trong danh mục Thuốc điều trị. Thuốc có nhiều loại, dạng uống, dạng tiêm, dạng viên, dạng súc miệng... Bạn cần nắm vững cách dùng và tác dụng để có chỉ định và dùng an toàn.

Thuốc gây tê tại chỗ

Các thủ thuật can thiệp răng miệng cần phải có Thuốc gây tê tại chỗ. Vì miệng có chứa nhiều đầu mút thần kinh cảm giác. Mặt khác, miệng lại là nơi có nhiều niêm mạc nên vô cùng nhạy cảm. Vì thế, mọi can thiệp vào răng miệng đều cần tới Thuốc gây tê như nhổ răng, lấy tủy, triệt tủy.

các Thuốc gây tê tại chỗ thường dùng như novocain, lidocain, xylocain, procain, benzocain trong đó xylocain gây tê rất mạnh. Thuốc có thể được dùng dưới dạng dung dịch tiêm hoặc dung dịch nước súc miệng.

Thuốc giảm đau, chống viêm

Các bệnh răng miệng ít khi gây ra đau nhức, ngoại trừ sâu răng. Nhưng một khi đã đau thì rất khó chịu, có khi người bệnh phát sốt vì đau răng và các Thuốc giảm đau, chống viêm được sử dụng trong các trường hợp này hoặc sau khi thực hiện thủ thuật.

các Thuốc giảm đau thông dụng là paracetamol, aspirin, ibuprofen. Đôi khi cần sử dụng tới Thuốc chống viêm loại mạnh là corticoid.

Dùng các Thuốc này có chung một lưu ý là cần phải dùng kéo dài chừng 5 ngày để giảm đau. Cần phải lưu ý dùng ngay sau bữa ăn thì sẽ tránh được tác dụng phụ kích ứng trên dạ dày. Với một số người bệnh có tiền sử viêm dạ dày hoặc bệnh dạ dày thực quản thì nên dùng thêm một số loại Thuốc giảm tiết dịch dạ dày khác như cimetidin hoặc omeprazol. Cần hết sức lưu ý không sử dụng aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi.

Thuốc diệt khuẩn

Bệnh viêm nhiễm ở răng miệng đa phần là do vi khuẩn gram âm gây ra. Chúng gây ra các nhiễm trùng như viêm nha chu, viêm quanh răng, viêm lợi, viêm niêm mạc miệng, hôi miệng. Trong những trường hợp này cần phải dùng tới các Thuốc kháng sinh mới điều trị khỏi viêm nhiễm hoặc ổn định viêm trước khi can thiệp thủ thuật.

Hiện nay, các kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn gram âm là các kháng sinh dòng penicillin như amoxillin, phenoxymethylpenicillin. Ngoài ra, có thể chọn kháng sinh dòng cephalosporin thế hệ 3 điều trị như cefixim. Kháng sinh dòng này có phổ tác dụng tốt với vi khuẩn gram âm.

Nếu trong trường hợp các kháng sinh trên không có, hoặc người bệnh bị dị ứng, không dung nạp, phản ứng phụ nặng hoặc điều trị không đáp ứng, bạn cần phải thay thế Thuốc kháng sinh. Dòng kháng sinh thay thế là clindamycin, clarithromycin.

Bạn cần lưu ý, các kháng sinh trên có thể gây ra phản ứng mặc dù dùng đường uống. Một số kháng sinh gây mệt mỏi rõ, gây trạng thái đầy hơi, khó chịu. Do vậy, người bệnh không nên sử dụng đồng thời các thực phẩm lạ trong thời gian điều trị nhằm loại trừ phản ứng dị ứng phát sinh. Các thực phẩm sinh hơi cũng nên hạn chế nhằm loại bỏ phản ứng đầy bụng do Thuốc gây ra.

Thuốc diệt vi-rút và chống nấm

Trong nhiều trường hợp, người bệnh bị nhiễm vi-rút hoặc nhiễm nấm ở khoang miệng, bạn cần tới hai Thuốc này để khống chế. các Thuốc chống vi-rút có thể dùng là acyclovir, penciclovir. Acyclovir dùng trong trường hợp là nhiễm vi rút herpes rất đặc hiệu. Ngoài hai Thuốc trên, có thể sử dụng thêm nước súc miệng để chống bội nhiễm như dung dịch chlorhexidin 0,2% hoặc hydrogen peroxid 6%. các Thuốc chống nấm có thể dùng là fluconazol, nystatin. Liệu trình điều trị nhiễm nấm vùng miệng thường là dùng 1 viên duy nhất trong 1 ngày và kéo dài 7 ngày liên tục.

Thuốc chống khô miệng

Đôi khi, một số người bệnh lại than phiền với bạn họ bị khô miệng một cách rất bất thường trong khi không có các vấn đề về bệnh lý cũng như dùng Thuốc… Sự khô miệng ở đây là do giảm tiết nước bọt quá mức. Để khắc phục, bạn cần sử dụng Thuốc kích thích tiết nước bọt như pilocarpin. Thuốc có tác dụng kích thích vào tuyến nước bọt gây tăng tiết, kích thích vào cơ trơn thành ống tuyến co bóp để đẩy nước bọt vào miệng.

BS. Yên Lâm Phúc

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cac-thuoc-thuong-dung-trong-nha-khoa-14229.html)

Tin cùng nội dung

  • Bọ cạp là “món ăn côn trùng” có giá trị dinh dưỡng cao, thịt bọ cạp rất giàu protein, calcium và acid amin giúp dễ tiêu hóa...
  • Các bệnh về răng miệng, ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc, đặt biệt là giới văn phòng.
  • Tôi 27 tuổi, lấy vợ được hai năm, thỉnh thoảng lại đau nhức ở hai bên tinh hoàn.
  • Thuốc giảm đau thường chứa morphin. Chất này thường giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, nhưng nó cũng dễ gây nghiện và ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc dạ dày của người dùng.
  • Chào bác sĩ, Em vừa sinh con khoảng 1 tháng 8 ngày. Khoảng 1 tuần nay em đau nhức bầu vú bên phải, bầu vú căng cứng, nổi cục. Em đã chườm nóng và dùng máy hút sữa hút ra thì ban đầu chỉ hút được 1 ít sữa, 2 ngày nay thì có hiện tượng khả quan hơn, sửa được hút ra nhiều hơn, sau khi chườm nóng nhưng sau khi hút sữa xong là em lại bị đau trở lại, hoặc sau khi chườm nóng thì lại bị đau.
  • Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.
  • Nguyên nhân và biện pháp giúp cải thiện khô miệng và nước bọt đặc quánh lại do điều trị ung thư trẻ em
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Một số lưu ý khi kiểm tra răng miệng bằng phim X quang.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY