Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Đừng sợ món ăn gây nóng, hãy lắng nghe cơ thể và thực hiện dinh dưỡng cân bằng

Đừng sợ món ăn gây nóng, hãy lắng nghe cơ thể và thực hiện dinh dưỡng cân bằng

Nếu cứ vì sợ món ăn "gây nóng" mà nhịn miệng, kết quả có thể là bạn ăn uống không đa dạng, dẫn đến thiếu dinh dưỡng cho cơ thể đấy.

"Nhiệt độ" của món ăn theo quan niệm Đông y

Bất kì ai trong chúng ta cũng không xa lạ với những câu nói như "món đó nóng lắm, ăn ít thôi". không ai biết câu nói này có từ bao giờ, từ đâu mà có nhưng rõ ràng nhiều người vẫn rất tin tưởng, để rồi từ đó có sự chọn và sử dụng lựa thực phẩm thiếu cân bằng và hợp lý.

Thực tế, khái niệm về tính nóng hay lạnh của thực phẩm phần lớn xuất phát từ quan niệm Đông y. Trong y học cổ truyền, tính vị của thực phẩm bao gồm tứ vị là hàn – lương – ôn – nhiệt, tương ứng là lạnh – mát – ấm – nóng, trong đó khái niệm thực phẩm hàn – nhiệt là phổ biến và được biết đến nhiều hơn cả.

Những thực phẩm có tính nhiệt được cho là các loại thực phẩm ăn vào tạo cảm giác nóng và khô như các loại thịt đỏ, các loại gia vị (gừng, tỏi, ớt); các loại trái cây có vị ngọt (đào, nhãn, vải). Còn những thực phẩm có tính hàn lại là các thực phẩm tạo cảm giác mát và cung cấp độ ẩm cho cơ thể, ví dụ như các loại rau xanh, hải sản.

Thực phẩm có tính nhiệt được cho là các loại thực phẩm ăn vào tạo cảm giác nóng và khô như các loại thịt đỏ, các loại gia vị

"Bên cạnh việc phân nhóm thực phẩm theo tính hàn – nhiệt, nóng – lạnh, thì Y học cổ truyền cũng phân nhóm cơ thể con người thành nhiều nhóm thể chất khác nhau, nhưng phổ biến là thể ôn – nhiệt và thể hàn – lương, hay còn gọi là người có cơ địa "nóng" và cơ địa "hàn". Từ sự phân nhóm này để biết cách sử dụng thực phẩm phù hợp với cơ địa của mỗi người. Bởi vậy nên có người ăn thực phẩm hay món ăn nào đó thấy cảm giác nóng, còn người khác lại thấy bình thường.

Hơn nữa, thực phẩm có tính nhiệt có thể tốt cho tiêu hóa, làm tiêu tan dịch nhầy, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, gây nhiệt miệng, phát ban... Trong khi đó, thực phẩm có tính hàn giúp bổ sung dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể, giúp làm mát cơ thể khi nhiệt độ bên ngoài nóng. Nhưng ít ai biết rằng, ăn nhiều thực phẩm hàn có thể khó tiêu hóa và làm cho hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả.

Không nhất định phải kiêng khem "món nóng" theo quan niệm dân gian

Thực tế đúng là thực phẩm có tính hàn (lạnh), tính nhiệt (nóng) nhưng để nhận biết thực phẩm nào là hàn là nhiệt thì nhiều người vẫn còn hay nhầm lẫn. Ví dụ, có người cho rằng đu đủ là nóng nhưng theo Đông y, đu đủ có tính hàn. Hay nhiều người nghĩ rằng quả mơ có tính nhiệt do vị chua, ngọt nhưng thực chất quả mơ có tính hàn, ấm vị. Chuối tiêu có vị ngọt, tính hàn, không độc, thành phần chủ yếu là protein, tinh bột, chất béo, các loại đường, photpho, canxi, kẽm, vitamin A, C, E, B11... Kết quả là, không ít người quyết định kiêng khem quá nhiều chỉ vì... sợ nóng.

Để nhận biết thực phẩm nào là hàn là nhiệt thì nhiều người vẫn nhầm lẫn.

Thực tế, bản thân mỗi thực phẩm không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng nóng trong người khi ăn. chia sẻ về vấn đề này, pgs.ts.bs nguyễn thị lâm - nguyên phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia cho biết: "đa số mọi người đánh giá thực phẩm nóng hay cơ thể mình bị nóng dựa theo kinh nghiệm bản thân. thực ra, thực phẩm gây ra nóng không đơn thuần dựa vào cảm giác gây cay nóng tại cơ quan vị giác, khứu giác, tiêu hóa...mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm thể trạng, tình trạng chuyển hóa và bệnh tật của mỗi người, cũng như thành phần dinh dưỡng của thực phẩm."

Chuyện ăn uống nên phù hợp với cơ thể mỗi người và quan trọng nhất là phải cân bằng. theo y học cổ truyền, thực phẩm có tính nóng sẽ phù hợp hơn với những người có cơ địa hàn và thực phẩm có tính hàn phù hợp với người có cơ địa nóng. nắm được quy tắc ăn uống này, chúng ta có thể dễ dàng chọn lựa các món ăn phù hợp để đa dạng dinh dưỡng, bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể, tránh tính trạng ăn uống không phù hợp, không cân bằng hàn nhiệt dẫn đến suy nhược sức khỏe.

Cụ thể như món mì gói, nhiều người vẫn cho rằng nó mang tính nóng, ăn vào chỉ làm tăng nhiệt độ cơ thể, dễ nổi mụn,…nhưng thực tế nếu kết hợp mì gói với các loại rau và thực phẩm khác thì sẽ có được món ăn vừa hấp dẫn hơn nữa các tính vị cũng được cân bằng đáng kể.

Bên cạnh đó, ăn uống cũng cần cũng cần phải thoải mái tâm lý. điều này sẽ tạo cảm giác ngon miệng và khiến cho hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. khi ăn, thay vì nghĩ rằng ăn món này nóng lắm thì hãy biết cách kết hợp thực phẩm để vừa trông ngon mắt, vừa cân bằng tính vị của thực phẩm. theo nguyên tắc thực phẩm nóng kết hợp cùng thực phẩm hàn trong một món ăn, một bữa ăn cần cân bằng đủ các nhóm chất thì chắc chắn khi dọn ra trên bàn sẽ đem lại sự vừa lòng cũng như thoải mái cho mọi người khi ăn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/dung-so-mon-an-gay-nong-hay-lang-nghe-co-the-va-thuc-hien-dinh-duong-can-bang-20221023141830963.chn)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY