Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Dược thiện cho trẻ suy dinh dưỡng

Theo y học cổ truyền, chứng suy dinh dưỡng ở trẻ còn gọi cam tích, là một bệnh mạn tính của trẻ em; do tỳ vị vận hóa kém, dinh dưỡng không điều hòa.

thì hoạt động của khí huyết, tân dịch trong các tạng phủ đều bị suy giảm. Người xưa cho rằng: người từ 15 tuổi trở lên mà bị suy nhược gọi là hư lao; dưới 15 tuổi trở xuống bị gọi là cam tích. Bệnh cam ở tạng phủ khác nhau có chứng trạng rất khác nhau.

Trong nhóm bệnh mạn tính của trẻ em thì bệnh cam tích chiếm tỷ lệ nhiều hơn. Trẻ có biểu hiện: mặt vàng, người gầy, bụng to mà đau, đại tiện phân sền sệt, có mùi hôi tanh kèm theo có giun sán, tiểu tiện đục, thậm chí như nước vo gạo, có thể sốt từng cơn, mồ hôi trộm, mắt khô, chói ánh sáng hoặc kéo màng...

Tam lăng là vị Thu*c trong bài “Tiêu cam lý tỳ thang” trị cam tích ở trẻ em khi bệnh mới phát, phần nhiều do tích trệ.

Y học hiện đại phân loại suy làm 3 cấp: độ 1, độ 2, độ 3. Độ 1: trẻ có biểu hiện tiêu chảy cấp tính mất nước, mất chất điện giải; Độ 2: tiêu chảy lâu ngày gây suy ; Độ 3: suy lâu ngày làm người gầy, trẻ có bộ mặt nhăn nheo như người già, tinh thần mệt mỏi, ăn uống kém, tiếng khóc nhỏ bé, rêu lưỡi mỏng khô, lông tóc khô kèm các biểu hiện: da khô, loét niêm mạc, loét miệng, lắng đọng sắc tố, tử ban, phù thũng...

Các chứng trạng của độ 2 và 3 tương tự chứng bệnh cam tích của y học cổ truyền. Bệnh khó chữa, chữa mất nhiều thời gian; thậm chí có thể dẫn đến Tu vong. Suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây thể trạng thấp còi của người Việt Nam.

Trước hết phải tiêu tích (đồ ăn bị tích trệ), sau đó phải tẩy trùng tích (giun sán). Dùng bài Thu*c:

Bài 1 - “Tiêu cam lý tỳ thang”: tam lăng 2g, thanh bì 4g, lô hội 0,2g, sử quân tử 4g, hoàng liên 4g, thần khúc 6g, nga truật 4g, trần bì 4g, binh lang 2g, cam thảo sống 4g, mạch nha 6g. Sắc 3 lần, hợp lại, chia uống 3 lần trong ngày, nên dùng nước đăng tâm thảo và đại táo làm thang.

Bài 2 - “Sử quân tử tán”: sử quân tử ngâm, ủ, bóc vỏ lụa và cắt phần đầu nhọn, sấy khô, tán bột. Ngày uống 2 - 4g, uống lúc đói. Trị cam nhiệt...

Nhục đậu khấu (nhân hạt khô của cây nhục đậu khấu) là vị Thu*c trong bài “Phì nhi hoàn” trị cam tích khi thể chất đã hư mà tích trệ chưa tiêu hết.

Khi tích đã tiêu, trùng đã hết thì lấy lý tỳ điều vị làm chủ. Dùng bài Thu*c:

Bài 1 - “Sâm linh bạch truật tán”: bạch biển đậu 20g, nhân sâm 40g, bạch linh 40g, bạch truật 40g, cam thảo 40g, hoài sơn 40g, liên nhục 20g, cát cánh 20g, ý dĩ 20g, sa nhân 20g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 - 8g tùy theo tuổi.

Bài 2 - “Ngũ vị Dị công tán”: bạch truật 12g, đảng sâm 8g, trần bì 4g, chích thảo 4g, phục linh 8g. Sắc uống.

. Nên dùng Thu*c công lẫn bổ. Dùng bài Thu*c “Phì nhi hoàn” hoặc “Sâm linh bạch truật tán”.

Bài “Phì nhi hoàn”: nhục đậu khấu 40g, sử quân tử 80g, hồ hoàng liên 80g, lục thần khúc 80g, mạch nha 40g, binh lang 40g, mộc hương 15g. Các vị trên cùng tán nhỏ mịn, rây, trộn cho thật đều, dùng mật ong đã cô đặc luyện thành hoàn 4g. Mỗi ngày uống 1 - 2 lần, mỗi lần 1 - 2 hoàn, uống với nước đun sôi để ấm. Trẻ em dưới 3 tuổi giảm bớt liều lượng. Dùng em tỳ vị suy nhược, gầy yếu, da vàng bụng to, kém ăn, đại tiện lỏng.

Mỗi chứng cam tích có phương pháp chữa trị cụ thể. Tuy vậy, có thể dùng bài “Tập thành hoàn gia giảm” để chữa chứng cam ở các tạng phủ: lô hội 0,8g; ngũ linh chi 4g, dạ minh sa 4g, trần bì 6g, xuyên khung 8g, xuyên quy 8g, mộc hương 6g, sử quân tử 8g, nga truật 6g, hoàng liên 6g, thịt cóc 12g, thanh bì 6g. Các vị tán nhỏ, trộn với nước mật lợn làm viên. Ngày uống 4 - 6g.

Riêng chứng bệnh cam tẩu mã (nha cam - cam miệng); tỵ cam - cam ở mũi; nhĩ cam - cam ở tai (viêm tai giữa có mủ)... thường dùng Thu*c uống kết hợp bôi xát “Thu*c Cam xanh” để điều trị.

BS. Phương Thảo

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/duoc-thien-cho-tre-suy-dinh-duong-n166110.html)
Từ khóa: dược thiện

Tin cùng nội dung

  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Bệnh này thuộc chứng cam tích trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
  • Việc bồi bổ cho bà mẹ mang thai phải đáp ứng cả 2 điều kiện: thực dưỡng và dược dưỡng. Đây là những vấn đề không đơn giản vì phải đạt hiệu quả cao nhất về dược lý vừa tránh được những tác dụng không mong muốn.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY