Chuyện lạ hôm nay

Em bé thứ 2 chào đời từ tử cung hiến tặng tại Mỹ

(MangYTe) - Benjamin Gobrecht đã chào đời vào tháng 11/2019 vừa qua tại ĐH Pennsylvania (Mỹ), nơi mẹ của cậu bé, cô Jennifer, được cấy ghép tử cung từ một người hiến tặng đã qua đời vào cùng năm.

Jennifer, hiện 33 tuổi, đã phát hiện ra rằng cô không thể mang thai khi các bác sĩ cho biết cô bẩm sinh không có tử cung.

“Một trong những ngày khó khăn nhất của cuộc đời tôi là khi 17 tuổi, các bác sĩ cho biết tôi sẽ không bao giờ có thể tự mang thai”, Jennifer nói.

Jennifer mắc hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser (MRKH), một căn bệnh hiếm với tỉ lệ 1: 4.000-5.000 phụ nữ Mỹ mắc bệnh. Jennifer có buồng trứng nhưng không có tử cung.

Jennifer nhớ lại cảm giác lo lắng nhưng khi thức dậy là cảm giác “đầy đủ” về một bộ phận vốn đã “thiếu vắng” nhiều năm.

Cô và Drew đã thực hiện thụ tinh nhân tạo và giữ phôi thai ở tình trạng đông lạnh cách đây 2 năm và hy vọng rằng họ có thể sẽ tự nuôi dưỡng bào thai này một ngày nào đó.

Cơ sở y tế Cleveland, ĐH Pennsylvania là một trong những trung tâm thử nghiệm cấy ghép tử cung của cả người hiến sống và đã ch*t. Đọc được thông tin này, Jennifer đã quyết định nhờ các chuyên gia tại đây hỗ trợ. Ca mổ ghép tử cung kéo dài 10 tiếng năm 2019 đã thành công tốt đẹp.

Khi vết thương đã lành, các bác sĩ đã tiến hành cấy phôi thai đông lạnh của vợ chồng Jennifer. 10 ngày chờ đợi kết quả cấy phôi thai vào tử cung có lẽ là quãng thời gian dài nhất trong cuộc đời của 2 vợ chồng và cảm xúc vỡ òa khi BS Kathleen O'Neill gọi điện thông báo phôi thai đã được tử cung mới tiếp nhận.

Quá trình mang thai của Jennifer sau đó khá dễ dàng, không có buồn nôn, ốm nghén. Và khi lần đầu được gặp con, Jennifer đã bật khóc.

Ca cấy ghép tử cung đầu tiên được thực hiện tại Thụy Điển năm 2014.

Em bé đầu tiên chào đời từ tử cung hiến tặng tại Mỹ là vào năm 2017. Năm sau đó, một phụ nữ Brazil cũng đã sinh con với tử cung được cấy ghép từ người hiến tặng.

Nhân Hà

Theo DM

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/chuyen-la/em-be-thu-2-chao-doi-tu-tu-cung-hien-tang-tai-my-20200110073034098.htm)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh ung thư cổ tử cung và sùi mào gà phần lớn do virus HPV gây nên. Ít nhất một nửa dân số nhiễm virus này vào lúc nào đó trong đời, song không phải tất cả đều phát bệnh.
  • Chị em phụ nữ sẽ được tư vấn hoàn toàn miễn phí tại khoa khám bệnh A, BV Phụ sản Hùng Vương từ 9:00 - 12:00 vào các ngày thứ 2, thứ 3, thứ 5, thứ 6 hàng tuần.
  • Em tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được 2 mũi, còn 1 mũi chưa tiêm. Tuần trước em đi khám phụ khoa, BS nói em bị sùi mào gà.
  • Tôi năm nay 30 tuổi, lập gia đình đã ba năm, không dùng biện pháp ngừa thai nào nhưng vẫn chưa có con.
  • Thưa quý báo, Em năm nay 18 tuổi. Mẹ em muốn đưa em đi tầm soát ung thư cổ tử cung, nhưng em không biết có ảnh hưởng gì đến màng trinh không? Phòng khám Yersin có những gói khám nào và giá bao nhiêu tiền ạ? Mong quý báo tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn. (Trần Kim Ngân - Quận 8, TPHCM)
  • Chào Mangyte, Vợ chồng em cưới nhau 2 năm rồi chưa có con. Đi khám hiếm muộn thì BS bảo phải thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Xin hướng dẫn giúp em, kỹ thuật đó là gì, em phải chuẩn bị thế nào, chi phí bao nhiêu? Em chân thành cảm ơn! (Mỹ Duyên - Long An)
  • Em 24 tuổi, đã quan hệ T*nh d*c nhiều lần. Xin hỏi Mangyte, quan hệ nhiều lần như vậy thì tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không? Trước khi tiêm có xét nghiệm gì không? Em nên tiêm Thu*c đó ở đâu, bao nhiêu tiền một mũi Thu*c? Mong Mangyte tư vấn giúp em với ạ! (Trúc Mai - Đồng Nai)
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY