Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Em hay đau đầu, chóng mặt và nôn khi đi tàu xe, bệnh này nên trị thế nào BS ơi?

(Mangyte) - Em đã thử nhiều cách như ngậm gừng, ngồi ở phía trước gần tài xế lái xe, ăn trước khi đi… nhưng tình hình vẫn không cải thiện.

Chào bác sĩ,

Mỗi lần đi tàu, xe em hay bị đau đầu, chóng mặt và nôn. Em đã thử nhiều cách như ngậm gừng, ngồi ở phía trước gần tài xế lái xe, ăn trước khi đi… nhưng tình hình vẫn không cải thiện được bao nhiêu, nhiều lúc cảm giác thấy sợ khi đi công tác hay một chuyến đi xa, điều đó làm ảnh hưởng nhiều đến công việc.

Cho em hỏi, em bị bệnh gì và xin bác sĩ tư vấn mua Thu*c để điều trị. Em cảm ơn!  (Nguyễn Văn Nam - Quảng Nam) Ảnh minh họa Trả lời: Chào em,

Em có các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa khi đi tàu, xe, máy bay được gọi là rối loạn tiền đình do di chuyển. Có người còn bị vã mồ hôi, tụt huyết áp, mệt lã…

Tiền đình là một hệ thống có vai trò quan trọng trong việc duy trì tư thế, trong phối hợp các cử động của mắt, đầu và thân mình… Khi đi tàu xe sự di chuyển, lắc lư, chòng chành, lên xuống của phương tiện làm cho mạch máu tai trong bị co thắt dẫn đến tăng thể tích nội dịch và giãn lòng ống nội dịch, ảnh hưởng đến cơ quan tiền đình, gây ra rối loạn tiền đình kiểu say sóng.

Ngoài ra, những phản xạ thần kinh của cơ quan nội tạng truyền về trung tâm nôn ở não cũng góp phần làm tăng chứng say tàu xe. Chẳng hạn như ăn quá no hoặc quá đói, mất ngủ, bực tức, mệt mỏi, khói Thu*c lá, mồ hôi người, mùi xăng... cũng có thể gây đau đầu, buồn nôn cho một số người quá mẫn cảm.

Phòng ngừa:

- Trước ngày đi em cần giữ tinh thần thoải mái, tránh mệt mỏi, tránh để mất ngủ, nên ngủ sớm.

- Trước khi đi 30 phút nên ăn nhẹ. Không dùng đồ uống có gas, rượu trước và trong khi đi.

- Nếu đi xe ô tô thì ngồi phía đầu xe để đỡ xóc, nếu đi tàu thì ngồi ở cuối đoàn tàu, ngồi cạnh cửa thoáng gió, tránh khói Thu*c lá. Có thể ngửi thêm vỏ quýt để lấn át mùi xăng, dầu của tàu xe.

- Xe chạy chỉ nên nhìn phía trước mặt, không nhìn phía sau, không nhìn gần hai bên đường để tránh cảm giác các vật đang di động ngược chiều với hướng đi của xe. Thỉnh thoảng nên hít thở sâu, vận động nhẹ nhàng cho máu lưu thông đều khắp cơ thể.

- Kết hợp với uống Thu*c chống say xe như nautamin, dimenhydrinate… ít nhất 30 phút trước khi đi.
Em thử áp dụng các cách trên xem sao nhé. Chúc em sớm thoát khỏi nỗi ám ảnh khi đi tàu xe. BS Châu Thị Kiều Oanh
 

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết.

Đó là GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ "gỡ rối" cho chị em về bệnh phụ khoa.

Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa - 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy - chuyên ngành Đái tháo đường - Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết - Tiểu đường.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn. AloBacsi.vn
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/em-hay-dau-dau-chong-mat-va-non-khi-di-tau-xe-benh-nay-nen-tri-the-nao-bs-oi-n20961.html)

Tin cùng nội dung

  • Kính gửi Mangyte, Qua phương tiện thông tin và nhiều bạn bè tôi được biết BV Hòa Hảo thật hoàn hảo khi khám và chữa bệnh.
  • Bác sĩ ơi, cháu hay bị đau đầu, đau lắm. Giờ cháu muốn khám ở BV Hòa Hảo thì khám lệ phí là bao nhiêu ạ? Cháu sợ không đủ tiền. Cháu cảm ơn bác sĩ! (Huy - nguyen...93@gmail.com)
  • Tôi hay bị ợ kèm cảm giác buồn nôn khi đói. Khi uống nước có gas lúc, đói thường nôn ra chất dịch màu trắng hoặc nôn khan. Lúc đánh răng cũng buồn nôn. Tôi phải làm xét nghiệm gì, ở đâu hả Mangyte? Cảm ơn rất nhiều! (Quỳnh Thư - thu.nguyenquynh…@gmail.com)
  • Hoa mắt chóng mặt là một trạng thái bệnh lý rất hay gặp ở người thiếu máu, trúng độc, cảm cúm... Hoa mắt chóng mặt thuộc chứng huyễn vựng trong Đông y. Nguyên nhân do can thận âm hư (hư chứng) hoặc do can dương nổi lên, hỏa vượng thịnh, đàm thấp gây ra (thực chứng).
  • Tai mũi họng có liên quan chặt chẽ với nhau, thường mắc phải các bệnh ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là viêm xoang, không chỉ ảnh hưởng vùng xoang mà còn gây ra đau đầu
  • Hầu hết các loại đau đầu thường nhẹ, và bạn có thể điều trị bằng Thu*c giảm đau. Tuy nhiên một số đau đầu báo hiệu một vấn đề bệnh lý nguy hiểm hoặc nghiêm trọng. Đừng bỏ qua đau đầu không giải thích được hoặc đau đầu tiến triển nặng dần theo thời gian.
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Một người có thể cảm thấy buồn nôn, có kèm hoặc không kèm theo nôn thật sự. Khi hóa trị, buồn nôn có thể diễn ra trong ngày bạn điều trị và có thể hết sau vài ngày, tùy thuộc vào loại Thu*c sử dụng.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Buồn nôn là cảm giác muốn nôn ra. Các chất chứa trong dạ dày trào lên thực quản và sau đó phun ra khỏi miệng hoặc mũi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY