Tiếp đó, BHXH lại gửi công văn đến Bộ Y tế báo cáo tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT. Cụ thể, sau khi kiểm tra, xác minh có 58 trường hợp vi phạm, phát sinh 67 lượt KBCB sau khi Tu vong với tổng chi phí từ BHYT hơn 59 triệu đồng.
Mới đây, Bộ Y tế cho biết, đã nhận được báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh của 53/59 sở y tế, 12 cơ sở y tế trực thuộc các bộ, ngành. Trong đó có thông tin của 650/826 trường hợp, 176 trường hợp còn lại chưa có thông tin.
Theo Bộ Y tế, tổng hợp kết quả kiểm tra, xác minh thông tin của 650 trường hợp có phát sinh chi phí KBCB BHYT sau khi Ch?t, bộ nhận thấy, lỗi của nhân viên cơ quan BHXH hoặc bưu điện (đại lý của BHXH) là 575/650 trường hợp, chiếm 88,4%. Cụ thể, nhân viên nhập sai dữ liệu thông tin hoặc phần mềm tự động “nhảy” về ngày đầu tiên (ngày 1) của tháng về ngày Ch?t của bệnh nhân. Thực tế này dẫn đến khi thống kê trên phần mềm đã phát sinh chi phí KBCB BHYT cả người đã Ch?t, hoặc lỗi do cơ quan BHXH đồng bộ sai mã số BHXH của người còn sống với người đã Ch?t.
Nhìn vào danh sách bệnh nhân đã mất nhưng tiếp tục được KBCB bằng BHYT có thể thấy “ngợp” vì nhiều trường hợp được thanh toán vài chục lần chi phí BHYT với số tiền từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Tại tỉnh Bắc Giang có tới 89 trường hợp có dấu hiệu gian lận. Bệnh nhân B.D.K mất ngày 1/3/2019 nhưng có 3 lần KBCB sau khi Ch?t với tổng số tiền lên đến gần 195 triệu đồng. Bệnh nhân Đ.H.N mất ngày 23/7/2016 có tới 25 lần KBCB bằng BHYT hết hơn 73 triệu đồng. Bệnh nhân H.T.TH ở tỉnh Vĩnh Phúc có 18 lần phát sinh chi phí KBCB với tổng số tiền hơn 155 triệu đồng…
Theo lý giải của Bộ Y tế, khi kiểm tra danh sách, trong 89 trường hợp có 86 bệnh nhân Ch?t vào ngày đầu tháng, sai thông tin so với trích lục khai tử. Bộ Y tế đưa ra ví dụ, bệnh nhân Nguyễn Anh Tuấn, phát sinh 6 lần KBCB, theo trích lục khai tử bệnh nhân mất ngày 30/1/2019, nhưng trong cơ sở dữ liệu của BHXH thì ngày mất là 1/1/2019.
Với bệnh nhân H.T.Th nêu trên, xác minh của Sở Y tế Vĩnh Phúc cho thấy ngày mất trên cơ sở dữ liệu của BHXH là năm 2007, nhưng ngày mất thực tế theo trích lục khai tử tại địa phương là 7/6/2019. Bộ Y tế cũng cho rằng, có sai sót này là do lỗi nhân viên y tế thao tác sai phần mềm HIS hoặc lỗi trong quá trình trích chuyển dữ liệu dẫn đến sai thông tin KBCB của bệnh nhân là 16/650 trường hợp, chiếm tỷ lệ 2,46%.
Một lý do nữa được ngành Y tế nhận định là cơ sở khám chữa bệnh không kiểm soát thủ tục chặt chẽ (lỗi quy trình), có 4/650 trường hợp, chiếm tỷ lệ 0,62%. Cụ thể, báo cáo của Sở Y tế TPHCM nêu ngày 1/11/2019: “Hai bệnh nhân Tu vong trước ngày phát sinh chi phí KBCB (Bệnh viện Nguyễn Trãi và Bệnh viện quận Thủ Đức). Cả 2 bệnh viện báo cáo là thẻ của bệnh nhân vẫn còn giá trị sử dụng, bệnh nhân đến KBCB, tuy nhiên do số lượng bệnh nhân đông nên nhân viên y tế chưa kiểm tra giấy tờ tùy thân, dẫn đến không xác định được người đến khám có chính xác là bệnh nhân hay không. Bệnh viện đã nhận thiếu sót và giám sát quy trình KBCB BHYT tại cơ sở chặt chẽ hơn”.
Theo Bộ Y tế, BHXH Việt Nam đã thống kê nhầm dữ liệu BHXH của tỉnh khác 11/650 trường hợp.
Trong thời gian ngắn vừa qua, liên tục tại nhiều tỉnh thành phát hiện sai sót nói trên. BHXH tỉnh Bình Định vừa gửi văn bản báo cáo BHXH Việt Nam về việc kiểm tra, xác minh thông tin 27 bệnh nhân bị khai tử vẫn phát sinh chi phí KBCB đề nghị thanh toán BHYT trên dữ liệu điện tử gửi BHXH Việt Nam.
Ông Võ Năm, Giám đốc BHXH tỉnh Bình Định, lý giải, kết quả kiểm tra cho thấy, 27 bệnh nhân trong danh sách BHXH Việt Nam gửi còn sống, không phải đã qua đời như trên dữ liệu. Ông Năm nói: “Trong quá trình thao tác nhập dữ liệu điện tử phục vụ quản lý khám, chữa bệnh BHYT, nhân viên đã thao tác nhầm. Thay vì kích vào ô bệnh nhân “ổn định, ra viện” lại kích vào ô “Tu vong”. Thậm chí có những địa phương xảy ra tình trạng 16 trường hợp đề nghị thanh toán BHYT khi đẻ thường, mổ đẻ dù trước đó đã cắt tử cung.
Các trường hợp sai sót này được BHXH và sở y tế tỉnh giải thích do nhân viên BHXH chỉ nhập tháng chứ không nhập ngày Tu vong nên hệ thống mặc định ngày Tu vong của bệnh nhân là ngày đầu tháng. Do đó, mới phát sinh các chi phí sau khi Tu vong như BHXH Việt Nam yêu cầu rà soát.
Lý giải về việc sai sót trong các thao tác bấm nhầm vào ô Tu vong cho bệnh nhân đang còn sống, BHXH tỉnh Gia Lai cho rằng, trách nhiệm thuộc về cán bộ y tế cơ sở khi xác nhận thông tin bệnh nhân trên phần mềm cơ sở dữ liệu để xảy ra sai sót. Lãnh đạo Sở Y tế lại cho rằng, theo quy trình, nhân viên y tế cơ sở nếu nhấn nhầm vào ô Tu vong, lập tức máy sẽ xuất hiện giao diện điền thông tin vào giấy báo tử, chứ không thể có việc phát sinh chi phí khám chữa bệnh sau đó.
Đối với 4 trường hợp bệnh nhân Tu vong vẫn phát sinh chi phí khám chữa bệnh, lãnh đạo Sở Y tế Gia Lai khẳng định: “Trên địa bàn tỉnh Gia Lai không có trường hợp nào được xác định Tu vong mà còn phát sinh chi phí khám chữa bệnh, nếu có, trên phần mềm quản lý dữ liệu của sở y tế sẽ báo lỗi ngay. Về 59 trường hợp này chúng tôi nghĩ là do phần mềm quản lý chung của BHXH Việt Nam có trục trặc gì đó dẫn đến sự việc trên”.
Ngành y tế đã có những bước đột phá khi ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý quỹ BHYT, hoàn thành việc kết nối các cơ sở cung ứng Thu*c, quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân… nhưng lại để xảy ra lỗi nhân viên y tế “nhập sai dữ liệu”, “phần mềm tự động nhảy”, “thao tác sai trên phần mềm HIS và lỗi trong quá trình trích chuyển dữ liệu”… Với những sai sót nghiêm trọng này dư luận hoàn toàn có thể đặt ra câu hỏi tại sao cùng một lỗi sai xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước, có hay không việc “sai có quy trình” gian lận để trục lợi quỹ BHYT?
Chủ đề liên quan:
bảo hiểm xã hội việt nam bảo hiểm y tế chết chữa bệnh gian lận khám bệnh phần mềm trục lợi trường hợp