Khoa học hôm nay

Gia đình nhặt được cún con về nuôi, 2 tháng sau phát hiện là loài động vật được bảo vệ cấp quốc gia

Cát Tường nên sống trong môi trường tự nhiên để phát triển toàn diện nhất, con người không có quyền tước đi tự do của nó.

Mới đây, vào lúc 2h chiều ngày 9/6, tại cổng lớn của khu chung cư trên đường Đình Nam, quận Tùng Giang (Thượng Hải, Trung Quốc), hai cậu bé Trương Trác Trăn và Trương Tư Viễn thay nhau ôm "Cát Tường", nhẹ nhàng vuốt ve, cuối cùng không nỡ mà buông tay.

"cát tường" là một con lửng chó mới sinh 2 tháng tuổi, tình cờ được người dân cứu sống và nuôi lớn khỏe mạnh.

Lửng chó "Cát Tường" bị nhầm thành chó con. Ảnh: Sohu

Sau cuộc chia tay đặc biệt trong thời điểm nạn dịch hoành hành, "Cát Tường" đã được gửi đến phòng chăm sóc đặc biệt của sở thú Thượng Hải. Lửng chó con sẽ được cách ly gần một tháng trước khi chính thức sinh sống trong sở thú.

Hồ Nam - mẹ của hai cậu bé cho biết, hàng xóm của cô là người đầu tiên phát hiện ra "Cát Tường" vào ngày 8/4. Lửng chó mới sinh nằm trên bãi cỏ dưới khu chung cư trong tình trạng dây rốn còn dính trên bụng. Người hàng xóm nghĩ đó là chó con bị bỏ rơi sau khi sinh.

Những người hàng xóm không tìm thấy bóng dáng của chó mẹ. Họ không biết cách cho "chó con" ăn nên đã chụp ảnh lại và gửi lên nhóm WeChat (ứng dụng nhắn tin của Trung Quốc) để nhờ giúp đỡ. Gia đình chị Hồ có kinh nghiệm nuôi chó, đặc biệt cô từng nhiều lần chăm sóc chó mèo mang thai và đỡ đẻ nên đã chủ động nhận nuôi "chú cún" này.

Gia đình chị Hồ Nam. Ảnh: Sohu

Khi được giao đến nhà chị Hồ, "cún con" lạnh đến mức run rẩy cả người, phải ủ khăn ấm 48 tiếng đồng hồ mới bình phục. Sau một thời gian chăm sóc, "chú cún" lên cơn co giật. Tất cả thành viên gia đình chị Hồ đã thay phiên xoa bóp tim cho "cún con", và nó đã sống lại một cách thần kỳ.

Quản lý khu chung cư rất quan tâm đến chú "cún con" này. Ngày nào cũng có người trong nhóm WeChat thúc giục chị Hồ cập nhật thêm ảnh và video về chú "cún con". Trải qua mấy lần sinh tử, ai cũng nghĩ nó là "chó may mắn" nên đặt tên là "Cát Tường".

Chị Hồ chia sẻ, thời điểm bắt đầu nghi ngờ "Cát Tường" không phải chó là vào giữa tháng 5. Một, chó con gần hai tháng tuổi không thể phát triển chậm và quá nhỏ như vậy. Hai, mùi của phân "Cát Tường" rõ ràng là khác với mùi của chó con bình thường. Ba, móng vuốt "Cát Tường" giống gấu hơn.

Vì vậy, chị hồ đã liên hệ với các tình nguyện viên bảo vệ động vật hoang dã và nhanh chóng xác nhận rằng "cát tường" thực sự là loài động vật được bảo vệ cấp quốc gia ở thượng hải - lửng chó.

Sau khi liên lạc với cục bảo tồn động vật hoang dã thượng hải, "cát tường" đã có một ngôi nhà mới trong sở thú thượng hải.

"Cát Tường" sắp phải đến sinh sống ở nơi khác, hai anh em Trương Trác Trăn và Trương Tư Viễn vô cùng buồn bã. Chị Hồ cũng không nỡ, nhưng cô đã nói với phóng viên tờ Jiefang Daily và Shangguan rằng sẽ có lợi hơn nếu để các tổ chức chuyên nghiệp và chuyên gia chăm sóc "Cát Tường".

"Chúng tôi yêu nó và muốn giữ nó bên cạnh, nhưng tình yêu này thật ích kỷ. Nó không phải là vật nuôi trong nhà, mà là một 'cô gái' đặc biệt cần trở về với đồng loại của mình, sau này nó mới có thể sinh con đẻ cái". Chị Hồ Nam nói, "Cát Tường" nên sống trong môi trường tự nhiên để phát triển toàn diện nhất, con người không có quyền tước đi tự do của nó.

Theo Phan/Báo Tổ quốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-gia-dinh-nhat-duoc-cun-con-ve-nuoi-2-thang-sau-phat-hien-la-loai-dong-vat-duoc-bao-ve-cap-quoc-gia-688413.html)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY