Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Gia tăng bệnh nhân bị rắn độc cắn vào mùa hè

(MangYTe) Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết trong vòng một tuần trở lại đây, hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân bị rắn cắn nhập viện. Hiện tại, Trung tâm đang điều trị cho 8 ca bị rắn độc cắn.

Đơn cử như trường hợp bệnh nhân Lê Việt H (32 tuổi, Phú Thọ) vào viện tối 14/5 vì bị rắn lục cắn. Theo lời kể của người nhà, khoảng 16h ngày 14/5, khi đi ra ngoài vườn, bệnh nhân bị một con rắn màu xanh to bằng đầu ngón tay trỏ cắn vào mặt trong bàn chân trái.

Sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân có garo vết thương nhưng vẫn đau nhiều nên được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương rồi chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.

gia tang benh nhan bi ran doc can vao mua he
Hình ảnh vết rắn cắn ở ngón tay cái của bệnh nhân bị sưng đỏ, có dấu hiệu hoại tử (Ảnh: Mai Thanh).

Tương tự, trường hợp thứ hai bị rắn hổ mang cắn là anh Nguyễn Văn Đ (41 tuổi, ở Khoái Châu, Hưng Yên). Trong khi dọn đống gạch cũ lâu ngày, anh đã bị một con rắn hổ mang cắn vào ngón tay cái. Sau đó, bệnh nhân có garo và nặn máu vết cắn. Vị trí bị cắn sưng đau nhiều, tấy đỏ.

Sau khi được chuyển đến Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hưng Yên, bệnh nhân được truyền dịch... và được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Hay trường hợp bệnh nhân Lê Văn Niên (47 tuổi, ở Bắc Giang) bị rắn cắn khi đang đi làm đồng. Theo lời kể của bệnh nhân, khoảng 17h ngày 14/5 bệnh nhân đi làm ngoài ruộng bị rắn to bằng ngón chân cái, màu đen cắn vào ngón trỏ bàn tay phải.

Sau cắn, bệnh nhân bị buốt nhiều, sưng đau, tấy đỏ. Bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai sau 10h bị rắn cắn.

Theo bác sĩ Nguyên, ở Việt Nam rắn độc cắn là một trong những T*i n*n thương tích phổ biến. Tại Trung tâm Chống độc, rắn cắn là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc hàng đầu, đặc biệt xảy ra nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 11 - là mùa sinh sôi, phát triển của rắn độc.

Bác sĩ Nguyên khuyến cáo, hiện Việt Nam có rất nhiều loại rắn độc và mỗi loại lại có cơ chế gây độc khác nhau, nên tùy theo loại rắn độc mà chúng ta có biện pháp sơ cứu cũng như hướng điều trị khác nhau.

Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cũng nhấn mạnh, sai lầm lớn nhất của những bệnh nhân khi bị rắn cắn là cứ loay hoay ở nhà áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu, chỉ đến khi có các biểu hiện của suy hô hấp nư: Tím tái, co cơ, khó thở… thì mới đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế.

Trong khi, người dân cần chú ý, nếu bị rắn độc cắn cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách với mục đích làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.

Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu) để được xử lý kịp thời.

Theo bác sĩ Nguyên, khi không may bị rắn cắn, người nhà bệnh nhân cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như: Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng; không để bệnh nhân tự đi lại; bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn); áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường); vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động; nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...).

Minh Khuê - Mai Thanh

Mạng Y Tế
Nguồn: Lao động thủ đô (http://laodongthudo.vn/gia-tang-benh-nhan-bi-ran-doc-can-vao-mua-he-108379.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY