Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Giám sát thực phẩm chức năng giảm cân chứa chất cấm Sibutramine

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn số 3811/ATTP-SP gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành phố, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh đề nghị giám sát sản phẩm thực phẩm có chứa chất Sibutramine.

Sibutramine là hoạt chất đã bị Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cấm sử dụng theo công văn số 5149/QLD-CL ngày 14/4/2011 do có tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, thông qua chương trình giám sát chủ động, các cơ quan chức năng đã phát hiện một số sản phẩm giảm cân có chứa chất Sibutramine, các sản phẩm này đã bị thu hồi và xử lý theo quy định.

Để tiếp tục triển khai công tác kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất - kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị Thu*c y học cổ truyền, tăng cường công tác kiểm tra giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Giám đốc Sở Y tế, Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm các tỉnh thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai lấy mẫu trên diện rộng, tập trung vào nhóm sản phẩm giảm cân là thực phẩm chức năng để đánh giá chất lượng và an toàn của sản phẩm, ưu tiên giám sát chỉ tiêu Sibutramine.

Cục An toàn thực phẩm yêu cầu trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm, các địa phương cần xử lý nghiêm theo quy định hiện hành và báo cáo về Cục An toàn thực phẩm để tổng hợp báo cáo Bộ Y tế và Chính phủ.

Hoạt chất Sibutramine là chất cấm, đã được Cơ quan Dược phẩm châu Âu (AMEA), cơ quan quản lý Thu*c và thực phẩm Mỹ (FDA) và các cơ quan quản lý dược một số nước trên thế giới khuyến cáo về khả năng làm tăng nguy cơ tim mạch đối với các Thu*c chứa hoạt chất này. Vì vậy ngày 8/6/2010, Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế đã ban hành công văn về việc ngưng cấp phép nhập khẩu nguyên liệu Sibutramine.

Ngày 14/4/2011, Cục Quản lý Dược đã ban hành công văn thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi các Thu*c chứa hoạt chất Sibutramine do có tác dụng không mong muốn và quyết định về việc rút số đăng ký của tất cả các Thu*c có chứa hoạt chất Sibutramine ra khỏi Danh mục các Thu*c được cấp số đăng ký lưu hành trên thị trường Việt Nam.

Bình An (TTXVN)
Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/suc-khoe/giam-sat-thuc-pham-chuc-nang-giam-can-chua-chat-cam-sibutramine-20180723205350611.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY