Dinh dưỡng hôm nay

Giữ an toàn cho trẻ em trong thời gian giãn cách xã hội

(MangYTe) - Theo đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Vì thế, những người có trách nhiệm chăm sóc trẻ, trực tiếp là bố, mẹ, người thân cần quan tâm bảo đảm an toàn cho trẻ em từ những việc nhỏ.

Nhằm hạn chế nguy cơ T*i n*n thương tích ở trẻ em, bộ lao động - thương binh và xã hội lưu ý người lớn nên theo sát trẻ em, không để trẻ đến gần cửa sổ, ban công không có rào chắn, không để trẻ tiếp xúc với ổ cắm điện, vật sắc, nhọn, nước nóng... với trẻ lớn hơn, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ cách sử dụng các thiết bị sinh hoạt sao cho an toàn.

Để trẻ không bị tổn thương cả về thể chất và tinh thần, khi trẻ có lỗi, người lớn tuyệt đối không trừng phạt bằng cách đánh đập, dùng lời lẽ xúc phạm hoặc xa lánh trẻ. Nếu thấy bản thân cáu giận, người lớn hãy dừng lại 10 giây, hít thở chậm một vài lần, rồi dành thời gian nói chuyện với trẻ để tìm hiểu lý do vì sao trẻ mắc lỗi. Sau khi biết lý do, người lớn bình tĩnh phân tích cho trẻ nhận ra cái sai để trẻ không lặp lại. Cùng với đó, người lớn nên đặt ra những quy tắc rõ ràng và giải thích để trẻ hiểu rằng, trẻ nên thực hiện theo quy tắc.

Ngoài ra, các gia đình cần hướng dẫn trẻ em sử dụng internet đúng cách, theo dõi việc sử dụng internet của trẻ, tránh nguy cơ trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng; nhắc nhở trẻ không mở cửa khi bố, mẹ vắng nhà để phòng kẻ xấu xâm nhập...

Đặc biệt, người lớn cần hướng dẫn để trẻ em nắm rõ, khi không may gặp tình huống rủi ro, trẻ không nên chạy vào các không gian nhỏ (tủ, phòng tắm, nhà bếp...); đồng thời tìm cách gọi người trợ giúp. địa chỉ có thể trợ giúp trẻ em là tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111, trung tâm công tác xã hội các tỉnh, thành phố và các cơ quan có thẩm quyền gần nhất...


QUÝ ĐỨC

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/giu-an-toan-cho-tre-em-trong-thoi-gian-gian-cach-xa-hoi-2021082615451026.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tinh hoàn là bộ phận tập trung những tế bào mầm cơ bản có nhiệm vụ sản sinh tinh trùng và tế bào Leydig (có nhiệm vụ sản xuất hormon testosterone) quyết định giới tính..
  • Theo ThS. BS Lê Thị Hải - Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhiều thói quen trong khi chế biến đồ ăn hàng ngày của các mẹ đôi khi làm mất đi lượng dinh dưỡng lớn trong thực phẩm và gây nên những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ.
  • Thời tiết lạnh kéo dài khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy. Tại khoa Nhi, BV Bạch Mai thời điểm này rất đông bệnh nhi đến khám do mắc phải các chứng bệnh trên.
  • Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển
  • Tiêu chảy là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Trẻ suy dinh dưỡng khi mắc bệnh tiêu chảy dễ bị tiêu chảy kéo dài.
  • Tại sao trẻ ăn nhiều mà không lớn? - Đó là câu hỏi của không ít cha mẹ hiện nay khi mà con ăn đủ bữa, đủ chất dinh dưỡng nhưng không tăng cân.
  • Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra ngoài theo đường miệng. Việc xử trí đúng sẽ giúp trẻ cải thiện chứng bệnh này.
  • Với những mẹo nhỏ, giúp bé khám phá thế giới rau quả và tự làm đồ ăn ngộ nghĩnh, bé sẽ có lòng say mê với những đồ ăn có lợi cho sức khỏe.
  • Theo một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Pediatrics, trẻ sơ sinh nhẹ cân gia tăng nguy cơ mắc trầm cảm, rối loạn tăng động kém chú ý...
  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY