Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Gỡ khó cho F0 mua Thuốc molnupiravir

Bộ Y tế đang họp bàn về việc cấp Thuốc molnupiravir theo toa hay cho người dân tiếp cận rộng rãi, trong bối cảnh nhiều F0 khó mua Thuốc những ngày qua.

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho VnExpress biết như trên, trưa 25/2. Hiện Bộ Y tế chưa công bố kết luận sau cuộc họp.

Hôm qua, Sở Y tế TP HCM gửi công văn đến Bộ Y tế, đề nghị hướng dẫn về việc kê đơn Thuốc molnupiravir điều trị Covid-19 - loại bệnh truyền nhiễm nhóm A. Theo Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Bộ Y tế cần hướng dẫn cụ thể để các nhà Thuốc không bị vướng bởi quy định "bán Thuốc có điều kiện", có thể yên tâm bán Thuốc cho người dân.

Theo bà Mai, molnupiravir là loại Thuốc kháng virus đặc biệt, người dân chỉ có thể mua khi được khẳng định mắc Covid-19, được bác sĩ kê toa Thuốc. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của người bệnh để quyết định có cần thiết phải sử dụng loại Thuốc này trong quá trình điều trị hay không. Bác sĩ cũng chịu trách nhiệm khi kê đơn molnupiravir cho bệnh nhân của mình, theo dõi để phòng ngừa các biến chứng, tác dụng phụ xảy ra nếu có. "Bác sĩ tại trạm y tế, trạm y tế lưu động, trung tâm y tế, bệnh viện, phòng khám tư nhân... đều có thể kê toa Thuốc molnupiravir cho bệnh nhân", bà Mai nói.

Ba doanh nghiệp gồm Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam, Công ty TNHH liên doanh Stellapharm Việt Nam, Công ty Cổ phần Hóa - dược phẩm Mekophar, chiều 23/2 đã cung ứng molnupiravir tới các đơn vị bán lẻ Thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên hai ngày qua, nhiều người dân gặp khó khi tiếp cận Thuốc, do nhà Thuốc chỉ bán cho người có toa Thuốc chỉ định của bác sĩ hoặc giấy chứng nhận đang điều trị F0 của y tế địa phương. Trong khi đó nhiều người tự test nhanh, tự điều trị tại nhà, không khai báo y tế địa phương nên không có giấy xác nhận F0 từ cơ quan chức năng.

Trong khi chờ cơ quan chức năng có hướng dẫn cụ thể, các nhà Thuốc tìm cách tháo gỡ khó khăn cho người mua. Sáng 25/2, chị Bảo Lộc, ngụ quận Gò Vấp, TP HCM, ra nhà Thuốc Long Châu trên đường Nguyễn Văn Nghi mua Thuốc molnupiravir mà không có xác nhận F0 từ địa phương. Chị được nhân viên nhà Thuốc hướng dẫn "có thể tự quay video quá trình test nhanh dương tính". "Vài ngày qua tôi đau rát họng, ho có đờm, sáng nay tự test nhanh dương tính nên đi mua Thuốc molnupiravir ngay, chưa báo y tế phường nên chưa có giấy xác nhận", chị Lộc nói. Sau khi cung cấp video ghi lại quá trình tự lấy mẫu, test và kết quả dương tính, chị Lộc được nhà Thuốc bán một hộp molnupiravir.

Chấp nhận video tự test nhanh của người mua là cách xử trí linh hoạt của hệ thống nhà Thuốc Long Châu, áp dụng từ chiều 24/2. Bà Phan Thanh Uyên, Giám đốc marketing Công ty cổ phần FPT Long Châu (sở hữu hệ thống nhà Thuốc Long Châu) cho biết cách xử trí này dựa trên hực tế một số phường, quận tại Hà Nội, như phường Hoàng Liệt, chấp thuận cho người dân quay video tự test nhanh tại nhà để xác định ca bệnh và cấp phát Thuốc. Đây là cách địa phương ứng phó với bối cảnh F0 tăng cao, nhiều người không kết nối được với cơ sở y tế do số điện thoại đường dây nóng luôn trong tình trạng quá tải.

Như vậy, hiện có ba điều kiện để một người được mua Thuốc molnupiravir là tự quay video quá trình xét nghiệm tại nhà gửi cho dược sĩ nhà Thuốc để làm căn cứ mua hàng (điều kiện mới bổ sung); có đơn Thuốc do bác sĩ chỉ định molnupiravir; hoặc giấy xác nhận F0 (giấy xác nhận test nhanh, test PCR của các cơ sở y tế). Hai điều kiện sau đã được áp dụng từ hôm 23/2 đến nay.

Theo đại diện doanh nghiệp, video tự quay cần thể hiện rõ người được lấy mẫu test, thao tác, quá trình thực hiện, cận cảnh vào kết quả hai vạch đỏ (dấu hiệu dương tính). Khi bán molnupiravir, nhân viên nhà Thuốc đồng thời lưu trữ video cùng các giấy tờ liên quan nếu có, vào hệ thống cùng các thông tin của bệnh nhân.

Lãnh đạo doanh nghiệp cũng gửi công văn đến Bộ Y tế đề nghị xem xét chấp thuận các điều kiện bán Thuốc như trên, cũng như có những hướng dẫn cụ thể. Đến nay hệ thống ghi nhận rất nhiều người đến hỏi mua Thuốc nhưng chưa đủ điều kiện. "Hy vọng thêm hình thức quay video tự test, người dân sẽ dễ tiếp cận Thuốc hơn", bà Uyên nói.

Trong khi đó, các doanh nghiệp tăng tốc sản xuất molnupiravir, không gặp khó về việc nhập nguyên liệu nên không lo thiếu Thuốc. Bà Nguyễn Ngọc Liễu, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm, cho biết những ngày qua nhà máy đã sản xuất khoảng 4 triệu liều Thuốc molnupiravir để phục vụ thị trường trong nước. Công ty đang tăng tốc gấp ba lần và tiếp tục nhập nguyên liệu, sản xuất liên tục để đáp ứng nhu cầu người dân.

Theo ông Lê Ngọc Trình, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam, công ty một ngày sản xuất khoảng 1,5 triệu viên Thuốc và có thể nâng công suất dựa trên nhu cầu thị trường. Công ty đã ký hợp đồng với hơn 10.000 nhà Thuốc trên toàn quốc, đã và đang sắp xếp giao hàng sớm nhất.

Đại diện các doanh nghiệp khuyên người dân bình tĩnh, không cần nôn nóng tìm cách trữ Thuốc vì sẽ không thiếu Thuốc, nguyên liệu sản xuất càng về sau có thể càng giảm nên giá Thuốc có khả năng sẽ giảm hơn nữa. Hiện, Thuốc được bán với giá 250.000 đồng một hộp. Ngoài ra, đây là Thuốc mới, được Bộ Y tế phê duyệt hạn dùng 6-8 tháng nên nếu lưu trữ lâu không dùng có thể hết hạn, gây lãng phí. "Hạn sử dụng có thể được nâng lên khi các doanh nghiệp gửi hồ sơ cập nhật về kết quả nghiên cứu độ ổn định trong phòng thí nghiệm", ông Trình nói.

Thuốc molnupiravir sản xuất tại Công ty Boston Việt Nam (Bình Dương) ngày 23/2. Ảnh: Quỳnh Trần

Molnupiravir là Thuốc kháng virus điều trị Covid-19 đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép khẩn cấp ngày 17/2. Trước đây, Thuốc chỉ được cấp phát miễn phí cho F0 trong chương trình thử nghiệm của Bộ Y tế. Thuốc có tác dụng giảm tải lượng virus trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ trở nặng và T* vong. Một hộp molnupiravir có 20 viên loại 400 mg hoặc 40 viên loại 200 mg, đủ một liệu trình điều trị trong 5 ngày cho một người.

Thuốc không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp, không sử dụng để dự phòng trước hoặc sau khi mắc Covid-19 hoặc điều trị khởi đầu cho bệnh nhân Covid-19 nhập viện. Trẻ em, bệnh nhân dị ứng với molnupiravir hoặc bất kỳ thành phần nào của Thuốc, phụ nữ có thai và đang cho con bú không sử dụng Thuốc này.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/go-kho-cho-f0-mua-thuoc-molnupiravir-4431861.html)

Tin cùng nội dung

  • Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh,
  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY