Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hà Nội: Công bố kết quả xét nghiệm cô giáo nghi nhiễm COVID-19 vì sang Italia hội thảo

MangYTe - Cô giáo 39 tuổi ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội tham gia hội thảo ở Italia, trở về nước có biểu hiện sốt, ho, tức ngực. Ngày 4/3, cô giáo này được đưa vào bệnh viện kiểm tra, theo dõi sức khỏe.

Thông tin vào tối 4/3, Bộ Y tế cho biết tại cuộc giao ban của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội chiều nay, 4/3, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm thông tin về 1 trường hợp sốt, ho, tức ngực phải nhập viện, có tiền sử đi từ Ý về.

Đó là cô giáo 39 tuổi ở Bắc Từ Liêm, đi theo đoàn hội thảo gồm 30 người tham dự do Bộ GD&ĐT tổ chức tại Ý từ ngày 22 - 26/2, đến nay có triệu chứng sốt, ho, tức ngực. Ngày 4/3, cô giáo này được đưa vào bệnh viện kiểm tra, theo dõi sức khỏe.

Đã có kết quả xét nghiệm của cô giáo trở về từ Ý có biểu hiện sốt, ho, tức ngực.

Theo thông tin từ PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, kết quả xét nghiệm COVID-19 của cô giáo này âm tính.

Tại Hà Nội, đến nay chưa ghi nhận trường hợp dương tính với COVID-19. 98 trường hợp nghi ngờ nhiễm đều đã có kết quả xét nghiệm âm tính. 581 người tiếp xúc gần với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đều có sức khoẻ bình thường và đã kết thúc giám sát.

Qua công tác rà soát, đến nay trên địa bàn TP có 20.865 người Hàn Quốc; 7.386 người Nhật Bản; 2.382 người Trung Quốc; 1.994 người Mỹ; 1.758 người Pháp; 1.084 người Đức; 406 người Thái Lan; 295 người Ý; 275 người Singapore; 46 người Hồng Kong; 27 người Iran.

Ngày 4/3, Bộ Tư lệnh Thủ đô tham gia tổ chức diễn tập về phòng chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng.

Hiện nay, Sở Y tế áp dụng khai báo y tế đối với tất cả khách nhập cảnh đến từ hoặc đi qua Hàn Quốc, Ý, Iran.

Sở Y tế nhận định, Hà Nội vẫn là địa phương có nguy cơ tiềm ẩn về dịch bệnh rất lớn. Vì thế, đòi hỏi TP không được lơ là, chủ quan và phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt, đồng bộ như giai đoạn trước.

Ý là một trong 3 quốc gia (cùng Hàn Quốc, Iran) có xu hướng gia tăng ca mắc, ca Tu vong nhanh chóng. Đến 16h30 ngày 4/3, có hơn 2.500 ca mắc, 79 ca Tu vong.

Võ Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/ha-noi-cong-bo-ket-qua-xet-nghiem-co-giao-nghi-nhiem-covid-19-vi-sang-italia-hoi-thao-2020030421050889.htm)

Tin cùng nội dung

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY