Kinh tế xã hội hôm nay

Hai loại vaccine COVID-19 được Bộ Y tế cấp phép để tiêm cho trẻ em

Bộ Y tế cho biết, thống kê bước đầu của các tỉnh, thành cho thấy, cả nước có khoảng 9,4 triệu trẻ em là đối tượng được tiêm chủng vaccine COVID-19.

Hiện nay, theo hướng dẫn của nhà sản xuất, một số vaccine covid-19 đã có chỉ định tiêm chủng cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi. các kết quả nghiên cứu của nhà sản xuất cũng cho thấy, tiêm vaccine cho trẻ em có hiệu quả phòng bệnh tương tự như ở người từ 18 tuổi trở lên. vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai tiêm vaccine phòng covid-19 cho trẻ emtừ 12-17 tuổi.

Tại việt nam, từ tháng 11/2021, chiến dịch tiêm chủng vaccine covid-19 cho người từ 12-17 tuổi sẽ triển khai trên toàn quốc theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp. trong đó, ưu tiên tiêm trước cho nhóm 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.

TP Hồ Chí Minh tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh tại huyện Củ Chi. Đây là địa phương đầu tiên tại Việt Nam triển khai tiêm chủng cho trẻ dưới 18 tuổi.

Theo đó, chiều 29/10, bộ y tế tổ chức tập huấn trực tuyến cho 63 tỉnh, thành phố về triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi. bộ y tế khẳng định, tiêm chủng vaccine cho trẻ em trong lứa tuổi này góp phần tăng diện bao phủ vaccine phòng covid-19 trong cộng đồng.

Việc tiêm chủng vaccine phòng covid-19 cho trẻ em được tiến hành trước tại các địa phương đã trải qua đợt giãn cách xã hội, có tỷ lệ mắc covid-19 cao; các địa phương có mật độ dân số đông, nguy cơ lây nhiễm cao. song song với tổ chức chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em 12-17 tuổi, bộ y tế yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine covid-19 mũi 1; bao phủ vaccine cho nhóm người từ 50 tuổi trở lên để bảo vệ họ trước nguy cơ mắc bệnh nặng và giảm nguy cơ t* vong nếu không may mắc bệnh, theo chỉ đạo tại nghị quyết 128 của chính phủ và quyết định 4800/qđ-byt của bộ y tế.

Tại cuộc tập huấn, các chuyên gia của viện vệ sinh dịch tễ trung ương hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai tiêm vaccine covid-19 cho trẻ em tại các cơ sở tiêm chủng cố định, điểm tiêm lưu động và trường học. với trẻ trong độ tuổi 12-17 tuổi đang đi học sẽ được lập danh sách theo lớp và triển khai tiêm trước cho nhóm tuổi học sinh phổ thông trung học, lần lượt theo khối lớp từ khối 12 đến khối 11 và khối 10; tiếp đến là học sinh trung học cơ sở từ lớp 9, 8, 7. với những trẻ không đi học sẽ được điều tra và lập danh sách tại cộng đồng để đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng.

Theo lãnh đạo bộ y tế, vaccine sử dụng tiêm chủng cho trẻ em 12 -17 tuổi là comirnaty của pfizer, sử dụng tương tự như người từ 18 tuổi trở lên; với liều lượng 0,3 ml mỗi liều, đường dùng tiêm bắp; lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi từ 3 đến 4 tuần (21-28 ngày). để đảm bảo an toàn tiêm chủng, rất cần sự phối hợp của các thầy cô giáo, cha mẹ. cha mẹ, người giám hộ cần ký phiếu đồng ý tiêm chủng vaccine phòng covid-19 cho trẻ, đồng thời chuẩn bị tâm lý, sức khỏe tốt cho trẻ trước khi tiêm chủng và phối hợp theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng theo hướng dẫn của cán bộ tiêm chủng.

Pgs.ts dương thị hồng, phó viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết, vaccine covid-19 được cấp phép sử dụng cho trẻ em của pfizer-biontech và moderna cũng đã được sự cho phép của bộ y tế việt nam. trong đó, trên thế giới đã có 36 quốc gia triển khai vaccine pfizer-biontech cho trẻ em- đây cũng là vaccine triển khai tại việt nam tới đây.

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư tại cuộc tập huấn chiều 29/10. Ảnh: Trần Minh

“với vaccine hiện có, chúng tôi sẽ phân bố vaccine pfizer cho các địa phương để triển khai tiêm cho trẻ em. cách thức sử dụng và triển khai tiêm từng loại vaccine, chúng tôi đã tiến hành tập huấn đầy đủ cho 63 tỉnh, thành. các vaccine đều sản xuất theo công nghệ mrna chỉ có liều lượng với pfizer là 0,3ml và moderna là 0,5ml”, pgs.ts dương thị hồng nói.

Cũng tại buổi tập huấn, chuyên gia của bệnh viện nhi trung ương đã tập huấn cho cán bộ y tế tại các điểm cầu về hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng covid-19 cho trẻ em theo quy định của bộ y tế. những trẻ có bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính, có tình trạng dị ứng nặng hoặc phát hiện được tình trạng sức khỏe bất thường khi đến tiêm tại các điểm tiêm ở cộng đồng sẽ được tư vấn, hướng dẫn đến khám sàng lọc để tiêm chủng và theo dõi tại các điểm tiêm chủng tại bệnh viện.

Các chuyên gia của bệnh viện nhi trung ương làm rõ về các phản ứng sau tiêm chủng - nội dung được các cán bộ tiêm chủng và cộng đồng rất quan tâm; các tình huống có thể xảy ra sau tiêm vaccine phòng covid-19 ở trẻ em theo các mức độ khác nhau; cách xử trí, theo dõi, điều trị phù hợp nhằm đảm bảo an toàn nhất cho trẻ sau tiêm mà không ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine.

“với biến chứng tim mạch ở trẻ em sau tiêm một số loại vaccine covid-19, chuyên gia tim mạch trẻ em của bệnh viện nhi trung ương đã phân tích kỹ lưỡng để các cán bộ y tế làm công tác tiêm chủng trên toàn quốc hiểu rõ, theo dõi, phát hiện được các biến chứng (nếu có), áp dụng các biện pháp xử trí theo từng cấp độ, giúp bảo đảm an toàn cho trẻ sau tiêm. bệnh viện nhi trung ương và các bệnh viện trẻ em trên toàn quốc sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện trong hệ thống cũng như các điểm tiêm chủng ở cộng đồng, góp phần đảm bảo an toàn chung cho cả chiến dịch”, giám đốc bệnh viện nhi t.ư trần minh điển nói.

Ông điển cũng nêu cụ thể, với nguy cơ viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine ở trẻ em, qua những số liệu đã ghi nhận, chưa thấy có trường hợp t* vong. mặc dù tỷ lệ rất thấp, nhưng trong quá trình chuẩn bị nhằm đảm bảo kế hoạch tiêm chủng an toàn. theo đó, cần nhận biết những dấu hiệu sớm nhất ở trẻ theo từng nhóm tuổi để xử trí kịp thời, không để đến khi trẻ có triệu chứng huyết áp thấp… các gia đình cũng cần theo dõi trẻ cẩn thận trong quá trình tiêm.

Theo Thiên Bình/VOV

Link bài gốc Lấy link

https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/hai-loai-vaccine-covid-19-duoc-bo-y-te-cap-phep-de-tiem-cho-tre-em-901421.vov

Theo Thiên Bình/VOV

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/tin-tuc/hai-loai-vaccine-covid-19-duoc-bo-y-te-cap-phep-de-tiem-cho-tre-em/20211029082156685)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY