Đại diện bệnh viện nhi thái bình ngày 13/8 cho biết khoa tiêu hóa đang điều trị hai em bé cùng ở nam thanh, tiền hải, ngộ độc Thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc.
Bé 6 tháng tuổi, nhập viện ngày 9/8, da xanh và đại tiện phân lỏng. người nhà cho biết đã mua Thuốc cam về tự điều trị vì thấy con bị đi ngoài nhiều ngày. trường hợp thứ hai nhập viện ngày 30/7, ba tháng tuổi, bị vàng da, người nhà dùng Thuốc sài kết hợp các liệu pháp dân gian khác để chữa chứng hay quấy, khóc.
Bác sĩ chẩn đoán bé 6 tháng tuổi tiêu chảy nhiễm khuẩn, thiếu máu nặng, còn bé ba tháng tuổi viêm gan; cả hai cùng bị ngộ độc. Phim chụp X-quang cho thấy hai bé sử dụng Thuốc chứa nhiều kim loại nặng. Kết hợp với xét nghiệm định lượng kim loại nặng trong máu, bác sĩ kết luận Thuốc cam, sài là nguyên nhân gây ngộ độc.
Ngày 13/8, sức khỏe của hai bé đã ổn định, sau điều trị gần nửa tháng. Các bé tiếp tục được theo dõi ở khoa Tiêu hóa của bệnh viện.
Đại diện bệnh viện nhi thái bình cho biết Thuốc cam, sài phổ biến ở nhiều vùng quê, được các gia đình tin tưởng là Thuốc bổ, chữa bách bệnh, giúp trẻ tăng cân, chữa lở loét, viêm nhiễm, tiêu chảy... song, các Thuốc này chưa được khoa học ghi nhận, chứng minh, thường không rõ nguồn gốc.
Thuốc có thể chứa các kim loại nặng gây ngộ độc. ví dụ chì gây bệnh về thần kinh, máu, dạ dày, đường ruột, tim mạch và thận. biểu hiện ngộ độc chì đa dạng từ cấp tính đến mạn tính, lâu dài, không điển hình, như nôn, đau bụng, chán ăn, da xanh xao, cơ thể gầy yếu do thiếu máu chậm phát triển nhận thức, tinh thần, mệt mỏi, khó chịu... hàm lượng chì cao gây biểu hiện cấp tính ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ gồm tăng kích thích, co giật, liệt, hôn mê, Tu vong.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thái Bình khuyến cáo gia đình nên đưa trẻ đi khám khi bị bệnh, không nên có tâm lý e ngại Covid-19 mà hoãn đến bệnh viện, không tham vấn ý kiến thầy Thuốc về tình trạng của trẻ. Gia đình không tự mua Thuốc cho trẻ uống, sử dụng các Thuốc không rõ nguồn gốc làm ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng phát triển và sinh mạng của trẻ.
Lọ Thuốc cam gây ngộ độc ở trẻ. ảnh: bệnh viện cung cấp