Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Hạt mã đề - bạn tốt của gan thận Y học cổ truyền

Xa tiền tử là hạt chín già phơi khô của cây mã đề. Theo Đông y, xa tiền tử vị ngọt, tính hàn; vào can, thận và bàng quang có tác dụng lợi niệu thẩm thấp; mát gan, sáng mắt.
Xa tiền tử là hạt chín già phơi khô của cây mã đề. Theo Đông y, xa tiền tử vị ngọt, tính hàn; vào can, thận và bàng quang có tác dụng lợi niệu thẩm thấp; mát gan, sáng mắt. Dùng cho các trường hợp vàng da phù nề, sỏi đường tiết niệu (đái máu, đái đục, đái dắt buốt), tiêu chảy, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), ho do viêm họng, viêm khí phế quản. Hằng ngày dùng 10 - 20g bằng cách sắc trong túi vải. Xin giới thiệu một số bài Thu*c từ xa tiền tử.

Trị chứng thấp nhiệt ở bàng quang, đái nhỏ giọt, tắc và phù thũng.

Bài 1: Thu*c bột bát chính: xa tiền tử 12g, cù mạch 12g, biển súc 12g, hoạt thạch 20g, quả dành dành 12g, mộc thông 12g, đại hoàng 8g, cam thảo 4g, ruột cây bấc đèn 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị thấp nhiệt, tiểu nhỏ giọt và đục, tiểu dắt, tiểu ra máu, trong niệu đạo đau buốt và kết sỏi.

Bài 2: xa tiền tử 20g, thạch vĩ 20g, kim tiền thảo 20g, hoạt thạch 20g, hải kim sa 20g, đồng quỳ tử 20g, ngưu tất 12g, hậu phác 12g, chỉ xác 12g, vương bất lưu hành 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị sỏi đường tiết niệu.

Bài 3: xa tiền tử 20g, phục linh bì 12g, trạch tả 12g, bạch truật 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị phù thũng, tiểu tiện không lợi.

Cầm tiêu chảy, trị nôn, tiêu chảy mùa hè, tiểu tiện không lợi:

Bài 1: xa tiền tử 20g, sơn tra 12g. Sắc uống hoặc thêm bột, nước cơm, đường trắng, pha uống. Ngày 1 thang.

Bài 2: Thu*c bột mã đề: xa tiền tử 12g, bạch phục linh 12g, trư linh 12g, hương nhu 12g, đảng sâm 12g, ruột cây bấc đèn 1 bó. Sắc uống ngày 1 thang.

Mát gan, sáng mắt, trị can nhiệt, mắt đỏ, sưng đau: xa tiền tử 20g, mật mông hoa 20g, hạt muồng 20g, bạch tật lê 20g, khương hoạt 20g, long đởm thảo 20g, hoàng cầm 20g, cúc hoa 20g. Các vị nghiền chung thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g, uống với nước cháo.

Chữa đái tháo đường: xa tiền tử 6g, hoài sơn 16g, sinh địa 16g, phục linh 16g, sơn thù 10g, trạch tả 10g, quế tâm 10g, ngưu tất 10g, đơn bì 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Món ăn Thu*c từ hạt mã đề:

Nước hãm xa tiền tử: xa tiền tử 9g cho vào túi vải pha hãm uống thay chè. Món này tốt cho người tăng huyết áp .

Cháo phục linh xa tiền: xa tiền tử 30g, bột phục linh 30g, gạo tẻ 60 - 100g, đường trắng vừa ăn. Xa tiền tử gói trong vải xô, nấu cùng gạo thành cháo; khi cháo chín, vớt bỏ bã xa tiền, cho bột phục linh, ít đường vào, khuấy cho tan và đun sôi đều. Ăn ngày 2 lần. Thích hợp cho phụ nữ bị viêm tử cung, huyết trắng.

Cháo xa tiền tử: xa tiền tử 15 - 30g, gạo tẻ 100g. Xa tiền tử gói trong vải xô nấu lấy nước, cho gạo vo sạch vào nấu cháo, thêm gia vị, ăn nóng ngày 2 lần sáng chiều. Món này tốt cho người cao tuổi viêm khí phế quản mạn tính, tăng huyết áp, viêm đường tiết niệu...

Kiêng kỵ: Không dùng cho người tỳ vị hư hàn, di tinh hoạt tinh hoặc người tỳ hư hạ hãm.

BS. Tiểu Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-hat-ma-de-ban-tot-cua-gan-than-y-hoc-co-truyen-15176.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY