Tin tức hôm nay

Tin tức

Hãy xoá bỏ sự kỳ thị để cùng nhau vượt qua đại dịch

Trong giai đoạn khẩn cấp liên quan đến sức khỏe cộng đồng, điều đặc biệt quan trọng là cần phòng tránh và ngăn chặn hành vi phân biệt đối xử. Nếu không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến việc bị từ chối chăm sóc sức khỏe, vi phạm quyền công dân và hành vi bạo lực thân thể.

Tổ chức y tế thế giới (who) cảnh báo, sự kỳ thị có thể gây ra những hậu quả như: khiến nhiều người muốn che giấu bệnh để không bị kỳ thị; ngăn cản mọi người không sớm tìm đến các cơ sở y tế chữa trị và không khuyến khích được họ thực hiện những hành vi lành mạnh bảo vệ bản thân và người khác. tất cả những rào cản đó có nguy cơ gây ra các vấn đề y tế nghiêm trọng hơn.

Ông nguyễn anh phong, phó chủ tịch hội phòng chống hiv/aids tp hồ chí minh chia sẻ một câu chuyện trước đây từng có trường hợp bệnh nhân hiv/aids qua đời. mặc dù cha mẹ của người này được thông báo con họ qua đời nhưng không một người thân nào đến, coi như họ bỏ đứa con. điều này cho thấy sự kỳ thị ngay từ chính người thân của những người bị bệnh.

Các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe công cộng như đại dịch covid-19 hay đại dịch hiv/aids là những giai đoạn căng thẳng cho người dân, cho cộng đồng và thường tồn tại kèm theo là sự kỳ thị đối với nhóm người mắc bệnh. sự kỳ thị xảy ra có thể do việc thiếu kiến thức về cách lây lan của dịch bệnh, nhu cầu đổ lỗi cho một ai đó, nỗi sợ hãi về căn bệnh và sự ch*t chóc cũng như tin đồn lan truyền về những điều vô căn cứ, không có thật.

Sự kỳ thị cũng có thể khiến người ta dễ giấu triệu chứng hoặc giấu bệnh hơn, khiến họ không tìm được sự chăm sóc y tế tức thì, và cản trở người ta áp dụng các hành vi giữ gìn sức khỏe. điều này có nghĩa là sự kỳ thị có thể khiến việc kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh bùng phát còn khó khăn hơn.

Cán bộ Công an TP Hồ Chí Minh tích cực tham gia phát quà hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn mùa dịch COVID-19

Theo Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Trưởng khoa Nhiễm - Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh, trong mỗi đợt bùng phát dịch, cộng đồng thường tập trung chỉ trích một hay một vài bệnh nhân lây nhiễm virus cho nhiều người khác.

Việc mạt sát, kỳ thì bệnh nhân cũng không giúp cơ quan y tế truy lùng các ca tiếp xúc hay điều trị COVID-19. Nó chỉ khiến tình hình dịch và tâm lý người dân thêm tồi tệ hơn. Về sau, các F1, F2 và F0 có thể vì điều này mà không dám trình diện, khai báo y tế, càng khiến ngành y tế khó khăn hơn.

Cán bộ Công an và các ngành chức năng ở quận 10 (TP Hồ Chí Minh) tích cực hỗ trợ những người trong khu vực phong toả cách ly để phòng chống COVID-19

Theo đại diện trung tâm kiểm soát bệt tật tp hồ chí minh (hcdc), trong giai đoạn khẩn cấp liên quan đến sức khỏe cộng đồng, điều đặc biệt quan trọng là cần phòng tránh và ngăn chặn hành vi phân biệt đối xử. nếu không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến việc bị từ chối chăm sóc sức khỏe, vi phạm quyền công dân và hành vi bạo lực thân thể. điều này có thể làm lây lan thêm dịch bệnh và gia tăng các ca Tu vong, cùng với tác động lớn đến cộng đồng. chia sẻ thông tin chính xác và không khuyến khích hành vi kỳ thị, sẽ giúp chúng ta cùng nhau phòng chống được các đại dịch như hiv/aids hay covid-19.

Về giải pháp giảm sự kỳ thị, ông nguyễn anh phong cho rằng: “những người hiv/aids hay covid-19 hãy sống khoẻ, sống tốt thể hiện trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, thì đó cũng là một trong những giải pháp”.

Theo tâm lý gia lâm sàng đặng khánh an, phòng khám tâm lý bệnh viện đại học y dược tp hồ chí minh, hiện nay hiv không còn là bệnh ch*t người mà là bệnh mãn tính, nên có thể kiểm soát được. chính vì vậy, mỗi người cần gia tăng tri thức, cập nhật những thông tin mới, thông tin đúng về dịch bệnh là màng bảo vệ về tâm lý cho chính mình và lan toả tinh thần này đến nhiều người.

Nguyễn Cảnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Hay-xoa-bo-su-ky-thi-de-cung-nhau-vuot-qua-dia-dich-623917/)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều ca bệnh tay chân miệng từ các tỉnh đang dồn về những TP lớn, khiến các nơi này có nguy cơ trở thành những ổ dịch.
  • Dân tha hồ hỏi, bác sĩ trả lời, cuối buổi sinh hoạt, không ít thì nhiều, nhà nhà hiểu bệnh, biết cách phát hiện và xử trí khi người thân mắc bệnh.
  • Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đã nói như thế trong cuộc trao đổi hôm 17/8.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • 70% số trẻ mắc bệnh tay chân miệng khởi phát tại gia đình, ý thức giữ gìn vệ sinh của không ít người dân hiện vẫn đang ở mức báo động.
  • Ngoài sốt phát ban, rubella đang diễn biến phức tạp thì thủy đậu, tay chân miệng cũng đang gia tăng và lây lan nhanh tại Quảng Nam, Đà Nẵng.
  • Các bạn được ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày, trong khi có những ca trực bác sỹ thức thâu đêm suốt sáng, tiếp xúc với đủ tâm tư hỉ nộ ái ố. Khi các bạn được yên giấc say nồng, chúng tôi thức cùng bệnh nhân. Ngày này qua tháng khác, một số trong chúng tôi đã đánh mất đi cái tính cách thân ái vốn có của mình.
  • Có những thực phẩm được ăn cùng nhau sẽ không chỉ giúp bạn giảm cân, hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng thiết yếu, mà còn tăng sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư...
  • Dù muốn hay không thế giới vẫn phải sẵn sàng để đương đầu với các đại dịch. Hiện nay, hàng trăm bệnh lây nhiễm vẫn đang hoành hành khắp hành tinh ở cả nông thôn và thành thị
  • Thuốc điều trị HIV và AIDS được sử dụng để giảm số lượng HIV trong cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch. Có sáu loại Thuốc kháng HIV. Thông thường, có ba loại Thuốc khác nhau được dùng kết hợp, gọi là liệu pháp kết hợp. Việc dùng Thuốc đúng và đủ là rất quan trọng để duy trì hiệu quả điều trị cũng như giúp ngăn chặn virus trở nên kháng Thuốc. Thuốc điều trị HIV và AIDS được dùng suốt đời.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY