Hơn 2 năm chung sống “khổ sở” với chứng nhiệt miệng, ông P.V.M (57 tuổi, Nho Quan, Ninh Bình) chia sẻ: “Cứ độ khoảng 1 tháng, hơn 1 tháng, chứng của tôi lại tái phát một lần, nhiều vết loét sâu, rất đau và xót, cơm ăn không ngon, ngủ cũng không yên giấc, trong người luôn cảm thấy bực bội và mệt mỏi”.
“Thời gian đầu các nốt chỉ xuất hiện vài ba ngày rồi tự hết, sau đó chúng tái đi tái lại thường xuyên với mức độ ngày càng nặng hơn, có khi tới cả tuần hoặc 10 ngày vẫn chưa khỏi”.
Chia sẻ của ông P.V.M cũng là vấn đề nan giải mà rất nhiều người bệnh đang gặp phải. Vậy đâu là nguyên nhân khiến tái phát thường xuyên, và làm thế nào để chữa hiệu quả?
Quan niệm phổ biến trong dân gian đều nghĩ là do nóng ở bên trong, chỉ cần bổ sung vitamin C, ăn uống các thực phẩm mát gan giải độc… là đỡ, nhưng thực tế không phải vậy.
Theo Hiệp hội Nha khoa quốc tế (ICOI), sự hình thành các nốt được kết hợp bởi nhiều yếu tố.
Khởi đầu, niêm mạc miệng bị tổn thương do sự tấn công của vi rút, vi khuẩn, hoặc các tác nhân vật lý, hóa học (như cắn phải miệng, các vật dụng gây xước miệng, ăn/ uống những chất gây hại cho niêm mạc miệng…)
Sau đó kết hợp với yếu tố cơ địa làm hoạt hóa các phản ứng miễn dịch, tạo thành ổ viêm, hoại tử, phá hủy lớp tế bào biểu mô bảo vệ và hình thành vết loét.
Các vết loét thường kéo dài 5 – 7 ngày hoặc hơn gây đau xót, khó chịu. Nhiều cơ địa nhạy cảm bị tái phát thường xuyên làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Nếu nhẹ, có thể điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách tăng cường rau xanh, hoa quả tươi; tránh các thực phẩm chiên rán, cay, nóng, bia rượu; giảm thiểu căng thẳng, stress… sau khoảng 2 – 3 ngày, có thể tự khỏi.
Với những trường hợp nặng, viêm loét nhiều nốt, gây đau xót, khó ăn uống, có thể sử dụng các loại Thu*c bôi có tác dụng chống viêm, giảm đau như zytee, kamistad…
Tuy nhiên những loại Thu*c này chỉ có tác dụng giảm đau tức thì trong vòng một vài giờ. Để các vết loét nhanh lành và hạn chế tái phát, cần có thêm giải pháp làm sạch khoang miệng và bảo vệ niêm mạc miệng.
Trong đó, sử dụng nước súc miệng từ dược liệu được các chuyên gia đánh giá là giải pháp tối giúp đẩy lùi nhiệt miệng.
Các nghiên cứu cho thấy, nhiều dược liệu trong tự nhiên như cau, lá lấu, đại bi, đinh hương, bạc hà có chứa chất tanin, có khả năng tạo tủa với protein trong khoang miệng, nhờ đó giúp tạo lớp màng bảo vệ vết loét, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, đồng thời kéo sạch chất bẩn trong khoang miệng, sát khuẩn, chống viêm, giúp mau lành.
Như trường hợp của ông P.V.M, nhờ biết đến và sử dụng nước súc miệng dược liệu có chứa các thành phần này, nay đã chấm dứt được nỗi khổ “đeo bám” suốt 2 năm. Ông P.V.M chia sẻ: “Ngay sau khi súc miệng, tôi đã có cảm giác các nốt nhiệt se lại và đỡ đau hẳn. Sau khoảng 2 - 3 ngày thì miệng không còn bị nhiệt hay đau, xót. Kể từ đó, tôi vẫn dùng nước súc miệng dược liệu thường xuyên, thì thấy chứng không xuất hiện trở lại nữa”.