Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hiệu quả lớn khi tăng cường kiến thức cho trẻ nhiễm HIV và người chăm sóc trẻ

MangYTe - Thông qua đó, sẽ giúp trẻ nhiễm HIV và người chăm sóc trẻ quyết định, giải quyết các vấn đề liên quan đến dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV.

Nâng cao nhận thức và tính tự tin của trẻ

Đối với trẻ nhiễm hiv và người chăm sóc trẻ, việc được cung cấp kiến thức liên quan đến công tác dự phòng lây nhiễm và điều trị là việc làm cực kỳ cần thiết.

Ở đây, người tư vấn cho trẻ em nhiễm hiv có thể là người chăm sóc trẻ như: bố, mẹ, ông, bà, người giúp việc, thầy cô giáo đang trực tiếp chăm sóc trẻ hàng ngày; người bảo trợ cho trẻ là cán bộ, nhân viên y tế, cán bộ chăm sóc tại nhà, người hỗ trợ trẻ; trẻ em vị thành niên có cùng hoàn cảnh và cùng tuổi với trẻ nhiễm hiv (tư vấn đồng đẳng). để có thể tư vấn, trẻ vị thành niên cần được tập huấn để trở thành tư vấn viên đồng đẳng.

Tùy theo độ tuổi và nhận thức của trẻ, người tư vấn có những hình thức và nội dung thích hợp. Có một số hình thức mà người tư vấn cần áp dụng khi tư vấn đó là: Tư vấn trực tiếp (là hình thức tư vấn mặt đối mặt với trẻ nhiễm HIV). Trong tư vấn trực tiếp, lại chia ra thành các hình thức tư vấn trực tiếp cá nhân từng trẻ hay tư vấn theo nhóm...; tư vấn qua điện thoại, qua thư, Internet là những hình thức thường gặp. Hình thức này thích hợp với trẻ lớn như thanh thiếu niên, nhất là hiện nay các phương tiện này khá dễ dàng tiếp cận với giới trẻ.

Hiệu quả lớn khi tăng cường kiến thức cho trẻ nhiễm HIV và người chăm sóc trẻ - Ảnh 1.

Trẻ bị ảnh hưởng bởi hiv/aids tại trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2, yên bài, ba vì, hà nội luôn được tư vấn, chăm sóc chu đáo. ảnh: thùy chi

Trong quá trình tư vấn về HIV/AIDS, người tư vấn sẽ động viên, khuyến khích người được tư vấn, bày tỏ những vấn đề mà họ đang đối mặt trên cơ sở lắng nghe và đồng cảm với họ để từ đó giúp họ nhận biết những suy nghĩ, tình cảm, hành vi, tình trạng... của họ một cách rõ ràng hơn, giúp họ tự tin hơn khi đưa ra các quyết định hay kế hoạch giải quyết và hành động theo những quyết định/kế hoạch đó. Vì thế, tư vấn không phải chỉ đơn thuần là khuyên bảo khách hàng nên làm gì, mà là một quá trình giúp khách hàng nâng cao nhận thức và tính tự tin để tự giải quyết vấn đề của chính bản thân họ.

Người tư vấn cho trẻ nhiễm HIV cần trang bị những gì?

Người tư vấn không chỉ cần có kiến thức tốt về hiv/aids mà còn cần có kiến thức, hiểu biết về sự phát triển tâm S*nh l* của trẻ cũng như các kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe T*nh d*c; có các kỹ năng tư vấn như kỹ năng như lắng nghe, quan sát, đặt các câu hỏi cho trẻ, thấu cảm, quan tâm, động viên khuyến khích trẻ nói lên những điều các em thắc mắc.

Phải tôn trọng trẻ, bởi dù còn nhỏ các em cũng cần được tôn trọng. Do vậy, người tư vấn phải luôn thể hiện sự gần gũi, thân thiện, quan tâm và yêu thương trẻ, không tỏ thái độ thương hại, chỉ trích, phê phán hay áp đặt theo ý kiến chủ quan của mình.

Một đức tính người tư vấn cần có nữa, đó là kiên nhẫn, bởi việc tư vấn cho trẻ thường cần nhiều thời gian hơn người lớn, do đó cần phải kiên trì và nhiệt tình với trẻ. việc bảo mật các thông tin cá nhân của trẻ cần là vô cùng cần thiết và phải được giữ bí mật theo đúng quy định.

Trong nhiều trường hợp người tư vấn cần kiềm chế cảm xúc của mình, nhất là khi làm việc với trẻ bị lạm dụng, mồ côi cha mẹ. Người tư vấn không nên dùng những kinh nghiệm bản thân về văn hóa, truyền thống, tín ngưỡng của mình để gây ảnh hưởng hoặc áp đặt cho trẻ.

Hiệu quả lớn khi tăng cường kiến thức cho trẻ nhiễm HIV và người chăm sóc trẻ - Ảnh 2.

Trẻ nhiễm hiv được chăm sóc nuôi dưỡng tại trung tâm bảo trợ linh xuân (tphcm). ảnh: vân sơn

Tư vấn là một hình thức giao tiếp đặc biệt, do đó người tư vấn là ai cũng cần đảm bảo một số nguyên tắc sau: Cần tạo ra và duy trì mối quan hệ tốt với trẻ ngay từ ban đầu. Tạo ra sự gần gũi, thân thiện giúp trẻ dễ dàng thổ lộ vấn đề, nhu cầu của mình.

Xác định đúng nhu cầu và nguyện vọng của trẻ. đồng cảm với trẻ, lắng nghe để thấu hiểu trẻ, giúp xác định rõ nhu cầu của trẻ để đáp ứng thông tin, cung cấp giải pháp phù hợp nhất. cung cấp đủ thông tin và nguồn hỗ trợ cho trẻ, từ đó giúp trẻ lựa chọn cách giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.

Đặt lợi ích của trẻ là trọng tâm. Cần tôn trọng nhân phẩm và sự lựa chọn của trẻ, không áp đặt. Chân thành, cởi mở, tôn trọng trẻ, tôn trọng quyết định của trẻ.

Tạo điều kiện và khuyến khích tính chủ động và sự tham gia tối đa của trẻ. khuyến khích sự tham gia của trẻ vào buổi tư vấn nhằm phát huy tiềm năng của trẻ, tư vấn cho trẻ đôi khi cần nhiều thời gian và sự kiên trì hơn là tư vấn cho người lớn. giữ bí mật thông tin cá nhân và bảo đảm tính riêng tư khi tư vấn theo đúng nguyên tắc.

Lợi ích khi trẻ nhiễm HIV khi được tư vấn

Trẻ nhiễm hiv/aids được tư vấn, sẽ giúp trẻ đáp ứng tốt hơn với những cảm xúc và thách thức và đối phó tốt hơn với các trạng thái tâm lý tiêu cực khi biết mình bị nhiễm hiv, hoặc bị ảnh hưởng khi có người thân quen nhiễm hiv hay đã tới giai đoạn aids.

Với những trẻ có kết quả xét nghiệm hiv dương tính, việc thông báo tình trạng nhiễm hiv có thể gây ra tác động rất lớn tới tâm lý của trẻ, nhất là những trẻ lớn đã có nhận thức, làm ảnh hưởng đến việc thay đổi thái độ và hành vi sức khỏe của trẻ, làm cho trẻ bi quan, buồn chán. với những trẻ em này, tư vấn sẽ giúp trẻ có được một bước chuẩn bị về tâm lý, qua đó giúp trẻ vượt qua khủng hoảng, hay cũng có thể giúp trẻ tìm cách giải quyết các tình huống đang băn khoăn, khó xử... một cách đỡ căng thẳng hơn.

Với trẻ nhiễm hiv, khi được tư vấn còn  giúp trẻ có lối sống tích cực, tuân thủ điều trị, giữ gìn sức khỏe để kéo dài cuộc sống có chất lượng và xây dựng một kế hoạch phù hợp cho cuộc sống trong tương lai. đồng thời, giúp trẻ có ý thức dự phòng lây nhiễm hiv cho người người khác, bằng cách thay đổi những hành vi có nguy cơ theo hướng thực hành các hành vi an toàn và áp dụng các biện pháp dự phòng có hiệu quả...giúp trẻ tránh làm lây truyền hiv cho người thân và bạn bè, góp phần làm giảm nguy cơ lây nhiễm hiv trong cộng đồng.

M.Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/hieu-qua-lon-khi-tang-cuong-kien-thuc-cho-tre-nhiem-hiv-va-nguoi-cham-soc-tre-20201221001201303.htm)

Tin cùng nội dung

  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY