Chẩn đoán hình ảnh hôm nay

Hình ảnh X quang tá tràng: hình thái, chức năng, cấu tạo S*nh l*

Ảnh hưởng các cơ quan lân cận: đầu tụy lớn làm mở rộng khung tá tràng: ta có thể thấy hành tá tràng ra trước hoặc ra sau do dính với gan hoặc ở phụ nữ mập.

Tá tràng bình thường

Phần đầu tiên phình to ra gọi là hành tá tràng hay D1, có đáy nối liền ống môn vị. Hình thể thay đổi tùy thuộc vào cá nhân: hình tròn, đệm toa xe lửa, ngọn nến.

Phần thứ hai thẳng đứng tương tự hình ảnh giải phẫu D2.

Phần thứ ba D3 và thứ tư D4 tạo nên một đường cong ôm lấy đầu tụy. Hai gối trên và gối dưới. Kết thúc ở góc tá hổng tràng Treitz.

Hành tá tràng thường trên L2 và góc tá hổng tràng cao bằng hoặc hơn 1/2 thân đốt sống so với hành tá tràng.

Hình ảnh tá tràng giống "móng sắt của ngựa".

Hoạt động của tá tràng

Nếp niêm mạc tá tràng giống lá cây dương xỉ (feuille de fougière).

Hình đàn xếp, mai rùa: viêm.

Hạt ngọc xâu chỉ: loét tá tràng.

Dấu hiệu bất thường ở tá tràng

Thay đổi tương quan:

Tá tràng đảo ngược: kèm theo đảo ngược toàn bộ các phủ tạng, toàn bộ hoặc một phần đại tràng.

Vận động nghịch lý: do dính bất thường vào mạc treo.

Ảnh hưởng các cơ quan lân cận: đầu tụy lớn làm mở rộng khung tá tràng: ta có thể thấy hành tá tràng ra trước hoặc ra sau do dính với gan hoặc ở phụ nữ mập. Ở những bệnh nhân này dạ dày bị đẩy ra trước còn phần 2 của tá tràng vẫn ở sau.

Thay đổi hình thể:

Do các cơ quan lân cận chèn vào (đại tràng góc gan chứa hơi hoặc túi mật).

Dính với túi mật.

Hành tá tràng giãn to cùng với giãn gối dưới do hẹp tá tràng.

Loét.

Viêm.

Túi thừa.

Thay đổi hoạt động:

Không thấy được hành tá tràng: loét xơ chai, bài tiết rất nhanh.

Bài xuất chậm: tắc phần 3 hoặc phần 4 của tá tàng.

Bệnh lý tá tràng thường gặp

Loét hành tá tràng.

Viêm tá tràng.

Viêm quanh tá tràng.

Biến dạng do thay đổi tương quan:

Đoạn đầu có hình chữ M gối trên bị sa tạo nên một cái túi ở hành tá tràng.

Gập góc đoạn D2 hoặc kiểu Busi. Do đại tràng vắt ngang quá phần xuống của tá tràng hoặc do ống mật chủ rất ngắn cắm vào phần giữa. Tạo nên một túi giãn gập góc.

Tá tràng ứ đọng.

Túi thừa tá tràng.

U tá tràng.

Loét hành tá tràng

Hình ảnh trực tiếp:

Ổ loét:

Loét mặt: mặt trước hay gặp hơn mặt sau ở giữa đáy hay đỉnh, ổ đọng Thu*c khoảng 3 - 5mm.

Loét bờ: hình lồi nhọn, tròn, có cuống.

Chẩn đoán gián biệt ổ loét:

Mặt: gần đáy chẩn đoán giám biệt.

Bờ: túi thừa tá tràng.

Hình ảnh phối hợp ở hành tá tràng:

Hành tá tràng không biến dạng:

Viền sáng phù nề: hình bia tập bắn gặp trong viêm.

Niêm mạc hội tụ: bắt đầu viêm mãn tính có xơ.

Hành tá tràng biến dạng:

Do phối hợp giữa viêm phù nề và xơ.

Hình ngấn lõm: do co kéo, xơ: hình đuôi én.

Hình thắt: Thành hai túi.- Hình cánh chuồn.- Hình mũ Mexico.

Hình giãn: góc ngoài hành tá tràng - túi Cole.

Hình co kéo:

Loét xơ teo: hành tá tràng thu nhỏ teo lại ® hẹp môn vị.

Hình ảnh phối hợp ở dạ dày:

Thay đổi môn vị, hang vị co thắt, giãn (mất trương lực, lệch ống môn vị).

Dạ dày:

Tăng nhu động.

Nhu động nghịch lý.

Giãn dạ dày

Viêm dạ dày.

Hình: Loét dak dày và tá tràng.

(a. dạ dày [ 1. loét phần đứng; 2. loét hang vị phần ngang; 3. loét ống môn vị; 4. loét sàn phình vị; loét bờ cong lớn].
b. diễn biến loét hành tá tràng [1. loét mới phù nề; 2. loét cũ xơ hóa; 3. loét biến dạng cánh; 4. hành tá tràng dẹt; 5. loét xơ chai].
c. loét tá tràng [ 1. loét sau hành tá tràng; 2. loét gối trên; D2 hạt ngọc sâu chỉ]).

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/cdhinhanh/hinh-anh-x-quang-ta-trang/)

Chủ đề liên quan:

hình ảnh tá tràng x quang

Tin cùng nội dung

  • Loét dạ dày - tá tràng (DDTT) là bệnh tương đối không thường gặp nhưng có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng trong các bệnh đường tiêu hóa của trẻ em.
  • Loét dạ dày - tá tràng là bệnh phổ biến, thường gặp ở nước ta cũng như trên thế giới, bệnh do sự phá huỷ làm mất lớp niêm mạc dạ dày hành tá tràng.
  • Tỷ lệ viêm loét dạ dày - tá tràng ngày càng tăng ở Việt Nam, thủ phạm chính gây ra căn bệnh này chính là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori.
  • Bệnh lý dạ dày - tá tràng (DD-TT) là nhóm bệnh lý thường gặp trong thực hành bệnh tiêu hóa ở trẻ em.
  • 15-20% bệnh nhân loét có một hoặc nhiều lần chảy máu; loét tá tràng thường chảy máu cao hơn so với loét dạ dày, người già chảy máu nhiều hơn người trẻ
  • Nếu bé hay đau bụng nên đưa đến cơ sở y tế chẩn khám cẩn thận vì rất có thể bé bị loét dạ dày tá tràng.
  • Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Một số lưu ý khi kiểm tra răng miệng bằng phim X quang.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY