Phóng sự hôm nay

Hoa nở giữa trùng khơi

Bất chấp thời tiết khắc nghiệt của biển Đông, cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại các nhà giàn DK1 vẫn hiên ngang, luôn vững chắc tay súng trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, ngày đêm bám trụ, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng.

Cột mốc chủ quyền quốc gia đặc biệt

Nhà giàn dk1 (viết tắt của cụm từ “cụm dịch vụ kinh tế, khoa học - kỹ thuật”) được xây dựng vào tháng 7/1989, trên thềm lục địa phía nam của tổ quốc. nhà giàn dk1 được xem là “cột mốc chủ quyền quốc gia đặc biệt” trên biển, được xây dựng dựa trên luật biển quốc tế quy định, nhằm khẳng định chủ quyền thềm lục địa của việt nam. cùng với việc xây dựng các nhà giàn, quân chủng hải quân đã thành lập khung quản lý dk1 (nay là tiểu đoàn dk1) trực thuộc lữ đoàn 171, làm nhiệm vụ quản lý, chốt giữ, các nhà giàn dk1 và các bãi đá ngầm và là chỗ dựa cho ngư dân đánh bắt hải sản trên thềm lục địa phía nam thân yêu.

Mỗi nhà giàn cao hơn 30m so với mực nước biển, độ sâu từ chân nhà giàn trên mặt biển tới đáy san hô chừng 20-25m. Hệ thống cọc móng của nhà giàn cắm sâu từ bề mặt đáy san hô xuống 30-40m nữa để giữ vững cho nhà giàn.

Biển Đông những ngày tháng 4 êm đềm, trong tiết trời đầu hè, biển xanh và lặng gió. Nhờ đó chúng tôi lên nhà giàn dễ dàng hơn. Đó là nhà giàn DK1/16 (thuộc cụm Phúc Tần). Đây là lần thứ hai tôi được đặt chân lên nhà giàn nhưng cảm xúc vẫn nguyên vẹn như của người lần đầu tiên trong đời được đến nơi đây. Hân hoan, náo nức, xúc động. Rồi tiếp đó là những cái quàng vai, bắt tay siết chặt giữa trùng khơi như tiếp thêm hơi ấm cho các chiến sĩ ở lưng chừng trời, giữa đại dương mênh mông.

Nhà giàn dk1/16 phúc tần mà chúng tôi tới thăm là thế hệ nhà giàn thứ ba, vững chãi hơn rất nhiều so với trước đây. nhà giàn mới được xây dựng cách nhà giàn cũ không xa, nối với nhau bởi một chiếc cầu trên biển. sự khác biệt của nhà giàn thế hệ thứ ba (thế hệ mới nhất) so với thế hệ nhà giàn thứ hai (được xây dựng những năm 1990 - 1995) là có cấu liên hoàn theo mẫu giàn khoan nước sâu, rộng gấp 3 và cao hơn so với nhà giàn cũ. thế hệ nhà giàn mới có 6 chân cắm sâu xuống đáy san hô và có chân kiềng vững chãi, chịu đựng được sóng lừng từ đáy đại dương. sự vượt trội của nhà giàn mới là cấu vững chắc, liên hoàn với diện tích lớn. hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời nhiều gấp 3 lần so với nhà giàn cũ. mùa mưa bão không có ánh mặt trời, hoặc sương mù, các chiến sĩ vẫn có điện dùng để chiếu sáng, nấu cơm, chạy tủ lạnh, xem tivi suốt một tháng, trong khi các nhà giàn cũ chỉ được khoảng 10 ngày. chỉ có ít giờ ngắn ngủi được quan sát, trò chuyện với cán bộ, chiến sĩ đã đem lại cho các thành viên đoàn công tác cảm giác vinh dự, tự hào khi được đặt chân lên nhà giàn và là kỷ niệm khó quên với bất cứ người dân việt nam nào từng một lần đến với biển đảo tổ quốc...

Nhìn từ xa, trên làn nước biển màu xanh thẫm bất tận, nhà giàn dk1 hiện ra hiên ngang, vững chãi với màu vàng nổi bật. một cấu thép màu vàng to lớn, sừng sững giữa biển khơi bao la. khi tàu cách nhà giàn khoảng gần 1 hải lý, chúng tôi phải thả neo lại để theo xuồng tăng bo vào nhà giàn. tiết kiệm thời gian, sau những choàng vai, ôm chầm, chúng tôi gợi chuyện với cậu lính trẻ măng: “em ra nhà giàn chưa lâu. sau những giờ luyện tập, qua lời kể của các thế hệ đi trước, truyền thống của “lính nhà giàn” được nối tiếp.

Khi còn gian khó, nước ngọt chia từng ca, cả tuần mới được ăn một bữa canh rau muống loãng, thức ăn chủ yếu là thịt hộp đem ra từ đất liền và cá câu dưới biển. Gian khổ, khó khăn không kể xiết, lâu ngày chịu đựng thành quen, nhưng không bao giờ quen được là nỗi nhớ đất liền. Một năm có 365 ngày, thì ngần ấy thời gian nỗi nhớ đất liền luôn khắc khoải, canh cánh, day dứt trong tim, dẫu vẫn biết nhớ đất liền cũng chẳng về được. Chính sự gian khó ấy đã rèn luyện chiến sĩ cứng rắn hơn, chấp nhận gian khổ hơn, nhưng nỗi nhớ đất liền vì thế sâu đậm hơn.

Nhớ đất liền nhất là những ngày cận Tết, ngày đó gió Đông Bắc nhiều, sóng gió cũng vì thế dữ dội. Ngày đó hướng mắt về phía đất liền thèm thuồng trông ngóng. Dẫu biết sự ngóng đợi ấy chẳng mang lại được gì, nhưng nhìn về hướng đất liền cũng đỡ nhớ nhà. Sóng càng lớn, gió càng mạnh, nỗi nhớ càng cồn cào. Ngày Tết, ở đất liền mọi người rộn ràng sắm sửa, thì lính nhà giàn ngóng về đất liền chờ tàu thay trực. Tàu hú ba hồi còi lượn một vòng rồi hướng đất liền tăng tốc, chúng em đứng mãi trên lan can nhà giàn tạm biệt tàu bằng những cái vẫy tay đợi tàu khuất hẳn”.

TTND.BS. Trần Sĩ Tuấn - Tổng biên tập báo SK&ĐS (bên phải ảnh) trao quà tặng cho cán bộ chiến sĩ Nhà giàn DK1/16 Phúc Tần.

Khi lên đến nhà giàn, qua lời kể của các anh, tôi không khỏi xúc động, lâng lâng đến khó tả. Xen lẫn cảm xúc ấy là lòng cảm phục các anh, vì trong điều kiện nắng gió, mưa bão có thể ập đến bất cứ lúc nào nhưng cán bộ, chiến sĩ nhà giàn vẫn giữ vững ý chí và nghị lực phi thường để sống và làm việc nơi đây.

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi được đầu tư về cơ sở hạ tầng, cán bộ, chiến sĩ sống và làm việc trên hệ thống nhà giàn DK1 vẫn còn gặp không ít khó khăn bởi điều kiện làm việc đặc trưng nơi đây. Họ phải luôn đối mặt với sóng to, gió lớn, mỗi khi biển Đông báo bão, là nhà giàn chúng ta lại căng mình đối mặt rung, lắc, cùng với đó là nỗi cô đơn khi làm việc trong suốt thời gian ít nhất từ 6 tháng cho đến 1 năm hoặc có thể lâu hơn do yêu cầu công việc; thiếu nước ngọt và rau xanh...

Tuy nhiên, dù phải đối mặt với khó khăn, thách thức, cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1/16 vẫn luôn nỗ lực khắc phục khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trung tá Lê Xuân Nam, Chỉ huy trưởng Nhà giàn nói: Chúng tôi luôn nhận thức sâu sắc nhà giàn là công trình đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa chiến lược lâu dài, là cột mốc quốc gia khẳng định chủ quyền trên biển của Việt Nam. Vì vậy, mỗi cán bộ, chiến sĩ nhà giàn luôn trân trọng, bảo vệ, giữ gìn nhà giàn và vận hành, khai thác có hiệu quả, lâu dài các trang thiết bị, bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Chúng tôi đều khâm phục tinh thần tự lực tự cường trong việc tăng gia sản xuất của cán bộ, chiến sĩ qua hình ảnh những vườn rau xanh tươi mơn mởn được trồng bên hông nhà giàn, cùng kho dự trữ nước mưa mát lạnh.

Có thể nói, trồng được rau xanh trên các nhà giàn là một kỳ tích, vì bộ đội phải tận dụng từng thùng nhựa đựng chất mùn mang từ đất liền ra, đem trộn với xương, đầu cá để làm phân và được che chắn gió biển.

Không chỉ là mốc tiền tiêu khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên thềm lục địa, các nhà giàn DK1 còn là những ngọn hải đăng trên thềm lục địa, “mắt thần” giữa biển khơi; là chỗ dựa để bà con ngư dân bám biển. Với nhà giàn DK1/16, trong năm 2018 và 3 tháng đầu năm 2019, đã ký xác nhận cho 177 tàu cá, giúp dân được khoảng 7.000 lít nước ngọt, 60kg gạo, muối, dầu ăn... khám và cấp Thu*c chữa bệnh cho 19 lượt ngư dân.

Bên cạnh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thềm lục địa phía Nam là một trong những ngư trường truyền thống của ngư dân đánh bắt xa bờ. Để đến được những ngư trường này, ngoài việc đầu tư trang thiết bị máy móc, tàu thuyền, ngư dân còn phải có quyết tâm bám biển, đánh bắt dài ngày xa bờ.

Trong thời gian dài lênh đênh trên biển, ngư dân đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là đối mặt với thời tiết xấu và những T*i n*n rủi ro xảy ra trong quá trình đánh bắt. Trong những tình huống đó, ngư dân thường tìm đến các nhà giàn như một chỗ nương tựa vững chắc giữa biển khơi mênh mông. Sự giúp đỡ của cán bộ, chiến sĩ nhà giàn là hết sức quý báu, giúp ngư dân vượt qua khó khăn để có thời gian ra khơi xa.

Dù thiếu thốn nhiều thứ trong cuộc sống giữa nhà giàn, nhưng cán bộ, chiến sĩ nhà giàn vẫn sẵn sàng dành cho ngư dân lương thực, thực phẩm, Thu*c men... sự hiện diện và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ của cán bộ, chiến sĩ nhà giàn nói riêng cũng như các lực lượng chủ quyền biển, đảo của tổ quốc nói chung đã giúp ngư dân yên tâm, vững lòng tin bám biển, đặc biệt là những ngư trường truyền thống ở thềm lục địa phía nam, trường sa và hoàng sa; tạo mối gắn kết tình quân - dân và hình thành thế trận “chiến tranh nhân dân” trên biển, góp phần khẳng định và vững chắc thềm lục địa phía nam và chủ quyền biển, đảo của tổ quốc.

Tên các anh - những người chiến sĩ hải quân anh hùng đã hóa thành bất tử nơi nhà giàn và vùng thềm lục địa. Giữa biển trời lồng lộng, các cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tại các nhà giàn luôn vững vàng như những cây phong ba, dù họ sống, chiến đấu trong những ngôi nhà chông chênh giữa biển. Đã có biết bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ dành trọn tuổi thanh xuân của mình để xây dựng, gìn giữ những ngôi nhà trở thành những pháo đài thép hiên ngang giữa biển trời.

Không ít máu xương của cán bộ, chiến sĩ nhà giàn đã phải đổ xuống để giữ cho lá cờ đỏ sao vàng tung bay hiên ngang giữa biển trời thăm thẳm, như sự khẳng định đanh thép về chủ quyền của Việt Nam trên thềm lục địa phía Nam.

Và trong tâm trí của những người còn sống, hình ảnh những người lính đã hy sinh trên thềm lục địa chắc chắn sẽ chẳng bao giờ có thể phai nhòa. Đó là sự hy sinh của anh Nguyễn Hữu Quảng, chính trị viên nhà giàn DK1 - Phúc Tần, khi nhà giàn đổ và trôi dạt nhiều ngày trên biển, anh đã nhường chiếc áo phao và miếng lương khô cuối cùng cho đồng đội có sức khỏe yếu nhất, để rồi anh thanh thản ra đi.

Hay hình ảnh liệt sĩ Vũ Quang Chương, Chỉ huy trưởng nhà giàn DK1 - Phúc Nguyên, trước khi nhà giàn bị cơn bão năm 1998 đánh chìm, anh chỉ kịp mở tủ lấy lá cờ Tổ quốc quấn quanh mình, cuốn sổ vàng truyền thống bỏ vào bao bảo quản ôm theo khi cùng giàn chìm xuống biển. Cũng trong cơn bão cuồng phong này, 2 đồng đội của anh là chuẩn úy chuyên nghiệp, nhân viên ra-đa Lê Đức Hồng và thiếu úy chuyên nghiệp, nhân viên cơ điện Nguyễn Văn An cũng đã anh dũng hy sinh.

Hồn các anh hòa cùng sóng biển, thân xác các anh neo đậu lại nơi thềm lục địa, trên những rặng san hô xanh biếc một tấc không rời như tâm hồn người Việt luôn hướng về biển đảo quê hương.

Rời nhà giàn, các thành viên đoàn công tác không kìm nén được cảm xúc khi xuống xuồng trở về tàu, những giọt nước mắt đã lăn, cùng với những cái ôm thật chặt - những cái ôm linh thiêng của đất liền dành cho các anh, thay lời cảm ơn của những người đang được tận hưởng những giây phút hạnh phúc, bình yên ở đất liền cùng gia đình, người thân.

Giữa muôn trùng sóng, ở đó có những con người kiên trung bất chấp hiểm nguy, sóng gió giữ lấy biển đảo - một phần máu thịt không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Đó là những chiến sĩ hải quân kiên cường, đa phần đều còn rất trẻ... Nhiều người đã anh dũng hy sinh, mãi mãi nằm lại trong lòng biển.

Ai cũng thấy mắt cay cay và nặng lòng hơn với vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Bài, ảnh: Anh Tuệ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/hoa-no-giua-trung-khoi-n162897.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Bộ phận nhạy cảm này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thể chất khỏe mạnh, đời sống T*nh d*c như ý của các chị em.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY