Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Hoại tử chỏm xương đùi: Bệnh dễ mắc nếu chủ quan

Hoại tử chỏm xương đùi là bệnh lý thường gặp ở nam giới. Nếu không điều trị sớm, phần chỏm xương đùi có thể bị tổn thương và để lại di chứng nặng nề.

hoại tử chỏm xương đùi hay còn gọi hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi là bệnh lý thường gặp ở nam giới. nếu không tiến hành điều trị sớm, phần chỏm xương đùi có thể bị tổn thương và mất hoàn toàn khả năng vận động.

Hoại tử chỏm xương đùi là gì?

Hoại tử chỏm xương đùi tình trạng hình thành do máu không thể lưu thông đến xương đùi khiến tế bào xương ch*t dần (hoại tử). tình trạng này không phải nhiễm trùng do vi khuẩn mà do các nguyên nhân khác.

Ban đầu vùng hoại tử sẽ giảm các tế bào xương, sau đó hình thành ổ huyết. thiếu máu cục bộ có thể xảy ra nếu không được can thiệp điều trị sớm. dần dần khiến tủy xương và tế bào xương hoại tử hoàn toàn. cuối cùng chỏm xương đùi bị xẹp do tế bào xương ch*t đi, thoái hóa thứ phát làm mất khả năng hoạt động của khớp dẫn đến tàn phế. bệnh lý này thường gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 30 – 55 tuổi.

1. Nguyên nhân

Hoại tử chỏm xương đùi có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

    Trật khớp

Hoại tử vô khuẩn phát sinh do kết quả của chấn thương khớp háng. chấn thương có thể khiến đầu khớp bị trật và chèn ép các mạch máu tuần hoàn đến cơ quan này. thông thường, chấn thương được điều trị dứt điểm sẽ không gây ra tình trạng hoại tử. tuy nhiên, nếu bạn chủ quan và để chấn thường kéo dài, hoại tử chỏm xương đùi sẽ xuất hiện.

    Các nguyên nhân khác

Hoại tử chỏm xương đùi có thể phát sinh từ một loạt các vấn đề, đáng chú ý nhất là nghiện rượu bia, sử dụng corticosteroid dài hạn khiến cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch. mối quan hệ giữa corticosteroid , lạm dụng rượu bia với hoại tử vô mạch chưa được nghiên cứu đầy đủ nhưng các nhà khoa học cho rằng rằng việc lạm dụng các chất nói trên gây cản trở sự phân hủy các chất béo.

Do đó, các chất béo tích tụ và đóng ở trong mạch máu làm cho chúng hẹp hơn. mạch máu càng hẹp thì lưu lượng máu tuần hoàn đến vùng xương đùi càng ít hơn. một khi nguồn cung cấp máu bị giảm nghiêm trọng, tế bào xương có thể bắt đầu hoại tử (ch*t).

Người có thói quen hút Thu*c lá thường xuyên cũng có thể mắc bệnh hoại tử chỏm xương đùi. lý do là vì thành phần trong Thu*c lá khiến mạch máu tổn thương và gây tắc các mao mạch nuôi dưỡng khớp và tế bào xương.

Ngoài ra, một số bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoại tử chỏm xương đùi.

    Bệnh Gaucher

2. Triệu chứng

Hoại tử chỏm xương đùi ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. sau một khoảng thời gian, bệnh sẽ khởi phát với các cơn đau nhức ở vị trí này. dần dần cơn đau sẽ tăng về mức độ và tần suất, người bệnh cảm nhận rõ cơn đau khi vận động hoặc thay đổi tư thế đột ngột. cuối cùng, khả năng vận động của khớp bị giới hạn và dần dần dẫn đến tàn phế, bại liệt.

Vì bệnh không có dấu hiệu từ ban đầu, nên rất nhiều bệnh nhân chỉ phát hiện khi bệnh đã khởi phát. Điều này gây ra nhiều bất cập và khó khăn trong quá trình điều trị.

Chẩn đoán hoại tử chỏm xương đùi

Hoại tử chỏm xương đùi có diễn tiến âm thầm và triệu chứng không đặc trưng. do đó bác sĩ ít khi dựa vào triệu chứng để chẩn đoán lâm sàng. thay vào đó, tiêu chuẩn để chẩn đoán hoại tử chỏm xương đùi là hình ảnh của khớp háng. bác sĩ có thể yêu cầu:

    Chụp X-Quang khung xương chậu

Trên thực tế, bệnh nhân có thể phải thực hiện nhiều xét nghiệm hơn nhằm hỗ trợ quá trình chẩn đoán bệnh.

Điều trị hoại tử chỏm xương đùi

1. Điều trị nội khoa

Điều trị bảo tồn bằng vật lý trị liệu được chỉ định cho bệnh nhân hoại tử chỏm xương đùi. mặc dù mục đích của điều trị bảo tồn là giảm tải trọng lên đầu xương đùi, nhưng tình trạng này vẫn tiến triển sau 1-2 năm. nếu không điều trị dứt điểm, 70% đến 80% tất cả các hoại tử vô mạch của các trường hợp đầu xương đùi sẽ tiến triển và chắc chắn sẽ phải thực hiện phẫu thuật.

Bên cạnh việc thực hiện vật lý trị liệu, bác sĩ sẽ dùng Thu*c giảm đau để giúp người bệnh giảm đau nhức do chỏm xương bị hoại tử gây ra. ngoài ra, một số bệnh nhân còn được sử dụng Thu*c canxi để tăng sinh tế bào xương nhằm trì hoãn phẫu thuật.

2. Điều trị ngoại khoa

Hầu hết bệnh nhân hoại tử chỏm xương đùi đều phải tiến hành phẫu thuật. tuy nhiên, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện các kỹ thuật để tránh phải thay toàn bộ khớp háng. trừ khi phần chỏm xương đùi bị hoại tử nghiêm trọng và có thể lún xuống, bác sĩ mới chỉ định thay toàn bộ khớp háng.

Phẫu thuật luôn tiềm ẩn những rủi ro nguy hiểm, vì thế bạn nên nghiêm túc trong điều trị nội khoa để hạn chế phải can thiệp ngoại khoa.

3. Theo dõi và phòng ngừa

Việc đầu tiên bạn cần làm khi điều trị hoại tử chỏm xương đùi là loại bỏ thói quen dùng rượu bia, Thu*c corticosteroid, Thu*c lá,… và luyện tập thường xuyên để kích thích tuần hoàn máu, giảm tình trạng máu đông và tắc nghẽn tại mao mạch. bên cạnh đó, cần bổ sung những thực phẩm giàu canxi và vitamin d để xương khỏe và tái sinh các tế bào xương mới.

Ngoài ra, bệnh nhân nên thường xuyên thăm khám và theo dõi bệnh để kịp thời khắc phục khi bệnh chuyển biến theo hướng tiêu cực.

Hoại tử chỏm xương đùi là bệnh lý nguy hiểm và rất dễ để lại biến chứng. do đó bạn nên thăm khám và điều trị sớm ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường. thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. chúng tôi không đưa ra lời khuyên và phương pháp điều trị cho bất cứ trường hợp nào.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/hoai-tu-chom-xuong-dui)

Tin cùng nội dung

  • Mới đây, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM tiếp nhận và phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn bị hoại tử cho bệnh nhân N.VK. (42 tuổi, ngụ tại Đồng Nai).
  • Ông Nguyễn Mạnh Việt - Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh, Trưởng Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân huyện cho biết...
  • Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
  • Dị ứng thức ăn Chủ quan là nguyDị ứng thức ăn (DƯTA) và các chứng bệnh dị ứng đang gia tăng mạnh trong vài năm gần đây.
  • Con trai tôi bị té trầy chân chảy máu, bà nội cháu vội lấy Thu*c lào đắp vào vết thương. Tôi cản lại vì sợ nhiễm trùng thì bà cho rằng, đắp để cầm máu và vết thương nhanh lành.
  • Cách vài tháng lại bị đau vai gáy, chị không đi chữa. Tuần trước, lại đau cứng vùng cổ, vai và cả hai cánh tay, chị Thanh đi khám và hốt hoảng biết mình bị dính khớp ổ bả vai.
  • Thiếu máu não đang có chiều hướng gia tăng mạnh ở người lớn tuổi và gần đây cũng khá phổ biến ở những người trẻ tuổi lao động trí óc, căng thẳng, stress.
  • Xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn xoay quanh trục của nó, làm cung cấp lưu lượng máu đến tinh hoàn giảm hoặc mất hoàn toàn gây đau đớn, bất ngờ thường nặng và sưng.
  • Tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử... Tôi 37 tuổi, sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử khiến tôi rất lo lắng. Xin hỏi bệnh này có thể điều trị và phòng tránh thế nào. Nguyễn Thị Lan (Hà Nội)
  • Viêm ruột hoại tử là bệnh lý đường tiêu hóa nặng. Bệnh đã được ghi nhận tại nhiều nơi ở Việt Nam sau năm 1975.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY