Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hoại tử mông sau khi nhờ bạn bơm chất làm đầy

TP HCM-Cô gái 26 tuổi, ở Đà Nẵng, mua filler xách tay từ Mỹ về giá 150 triệu đồng, rồi nhờ bạn tiêm 300 cc vào mỗi bên mông.

Cô gái cũng tiêm vào mông của người bạn, mỗi bên 100 cc filler (chất làm đầy). Sau tiêm, người bạn chưa ghi nhận biến chứng. Cô gái bị sưng tấy mông, căng cứng, tụ thành khối áp xe lớn và đau nhức "như hàng nghìn con côn trùng chích".

Cô tự rạch phá hủy khối áp xe, cố nặn filler ra để giảm đau nhưng chỉ nặn được dịch mủ rất hôi. Trên đường từ Đà Nẵng vào TP HCM điều trị, vì quá đau, khối áp xe trào nhiều dịch, cô gái đến một cơ sở y tế ở tỉnh Bình Dương để sơ cứu. Bác sĩ nạo vét filler mông bên phải của cô liên tục trong 6 ngày.

Xuất viện, cơn đau vẫn không giảm, cô không thể nằm ngửa. Mông bên trái ngày càng đau nhức dữ dội, dịch hôi chảy liên tục. Ngày 8/3, cô gái đến Bệnh viện JW ở TP HCM khám. Kết hợp chụp MRI, tiến sĩ Nguyễn Phan Tú Dung nhận định filler đã lan rộng khắp vùng mông trái của bệnh nhân, xâm nhập đến tận xương chậu, khiến mông sưng phồng, cứng, nhiều vùng vón cục. Vùng biến chứng filler có vết thương rất sâu, liên tục chảy dịch.

Ngay khi bác sĩ vừa bóc tách và rạch đường mổ đầu tiên, filler và dịch mủ trào ra ào ạt, màu trắng đục và nhớt dính như gel dán. Filler len lỏi sâu vào các mô cơ tạo thành cấu trúc tổ ong, khiến vùng mông bệnh nhân chỗ lồi, chỗ lõm, biến dạng, chỗ bị xuyên thủng.

"Filler thẩm thấu và lan rộng tới tận xương chậu của bệnh nhân, gây tắc nghẽn mạch máu nuôi dẫn đến hoại tử mô và nhiễm trùng nặng", bác sĩ Dung chia sẻ. Tích tụ mô hoại tử trong một thời gian dài tạo thành mủ dịch, gây đau nhức và hôi thối. Bác sĩ đánh giá nếu đến viện chậm hơn nữa, bệnh nhân sẽ hoại tử toàn bộ mông.

Filler lẫn trong các mô cơ hoại tử, dịch mủ được bác sĩ nạo vét ra. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Filler lẫn trong các mô cơ hoại tử, dịch mủ được bác sĩ nạo vét ra. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Cuộc mổ gặp nhiều khó khăn do cấu trúc áp xe hình tổ ong, phải phá từng vách của tổ ong để có thể nạo sạch filler lẫn trong các mô cơ hoại tử. Filler, dịch mủ và máu hòa lẫn với nhau rất khó để phân biệt. Sau bốn giờ, ê kíp thu được hơn 500 ml hỗn hợp vừa filler, máu, mủ và mô hoại tử. Các bác sĩ bơm rửa và làm sạch toàn bộ ổ dịch trong máu để tránh nguy cơ vùng mông tiếp tục hoại tử.

Ngày 11/3, sức khỏe bệnh nhân ổn định, tiếp tục tiêm truyền kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Bệnh nhân cho biết ba năm trước từng hai bên mông tại một spa quận 10, tp hcm, giá khoảng 20 triệu đồng. sau tiêm cảm thấy đẹp hơn, cô cùng bạn tự học bằng cách nhiều lần đi tiêm vào mặt, ngực, mông tại nhiều cơ sở làm đẹp khác nhau.

"Hai tháng trước, tôi cùng bạn mua filler từ Mỹ về, quyết định tự tiêm cho nhau để tiết kiệm chi phí", bệnh nhân nói.

Bác sĩ khuyến cáo không dùng filler để nâng cấp hay làm đầy mông vì vùng mông có nhiều mạch máu lớn. Nếu kỹ thuật tiêm không đúng sẽ gây tổn thương cả mạch máu và thần kinh. Tiêm một lượng lớn filler sẽ gây chèn ép mô xung quanh, dây thần kinh và thậm chí dẫn đến hoại tử mô. Hiện có hai phương pháp làm đầy vùng mông là cấy mỡ tự thân và phẫu thuật độn túi mông.

Filler thường được dùng với lượng rất nhỏ để làm đầy vùng má, mặt. Bệnh nhân cần chọn chất làm đầy chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ, được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề, hiểu rõ về kỹ thuật này, ở cơ sở y tế được phép thực hiện.

Cần tìm hiểu kỹ thông trước khi quyết định làm đẹp. nên đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa phẫu thuật tạo hình để bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm tư vấn và thực hiện, tránh biến chứng khôn lường gây thương tật suốt đời, thậm chí Tu vong.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/hoai-tu-mong-sau-khi-nho-ban-bom-chat-lam-day-4247022.html)

Tin cùng nội dung

  • Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh,
  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY