Như chúng ta đã biết hoằng pháp là làm cho phật pháp được lưu truyền, được mở rộng nhằm khai mở tâm trí giác ngộ nơi mỗi con người. hoằng pháp là việc làm liên quan đến sự tồn vong của phật pháp. phật pháp không hoằng thì sẽ bị suy tàn và hoại diệt. người đặt vấn đề đang có một ưu tư là phải làm thế nào để phật pháp được xương minh, được thấm nhuần trong quần chúng nhân dân, đặc biệt là những người dân thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, mà tây nguyên đắk lắk là một trong những địa bàn như thế. bởi không ai không hiểu rằng, nếu những người đệ tử phật mà không có tâm nguyện hoằng truyền chánh pháp thì người đó ắt hẳn không còn là đệ tử chân chính của chư phật nữa!
Từ trước đến nay, chúng ta luôn trăn trở là làm thế nào để ánh sáng phật pháp được truyền bá đến với những người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhưng vẫn cứ loay hoay chưa biết làm thế nào để phổ biến phật pháp một cách hiệu quả đến với họ. thế nên kết quả là sau bao nhiêu năm hoằng pháp tại những nơi và đối tượng này sinh sống nhưng số lượng người theo phật giáo vẫn rất hạn chế, mà có thể nói là rất ít ỏi về số lượng, nhất là đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, chưa đáp ứng lòng mong mỏi của giáo hội cũng như công sức mà chúng ta đã bỏ ra.
Có những nơi tuy bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể về số lượng quy y đông đảo nhưng rốt cuộc sau một thời gian ngắn thì số lượng đó không còn được duy trì, giữ vững, thậm chí là mai một gần hết. với thực trạng như thế, nhiều người kể cả tăng ni làm công tác hoằng pháp đã suy nghĩ rằng, đối với người thiểu số, khi có tiền, có quà thì họ theo, không tiền, không quà thì họ hết theo. nói như vậy, có nghĩa là họ theo phật chỉ vì tiền và vật chất trước mắt.
Thế nhưng, có những người khi đi sâu tìm hiểu hoặc dấn thân hoằng pháp vào trong lòng cuộc sống của họ thì mới phản biện rằng đó không phải là sự thật! họ không hẳn đi chùa, theo phật chỉ vì gói quà, bao gạo, còn khi hết cho rồi thì họ không theo nữa. ở đây, cần nhận thấy rằng dù sao với việc làm như thế thì bước đầu họ cũng đã tin theo, dù cho họ có “theo phật có gạo mà ăn” thì cũng là bước đầu để họ đến với đạo, mà cách làm này chúng ta làm rất tốt, rất nhiều, rất thường xuyên, với quy mô và số lượng rất lớn từ các tổ chức phật giáo, các chùa, các cá nhân và nhóm phật tử trong phật giáo nói chung.
Bởi chính việc làm đó khiến cho bước đầu họ đã tin theo. Vấn đề có thể là do cách thức duy trì của chúng ta chưa đủ tốt để giữ vững niềm tin nơi họ, để họ không bỏ đạo. Trong khi đó, cũng với cách làm như thế nhưng các tôn giáo khác lại làm tốt hơn và sau khi tin theo thì họ rất ít bỏ đạo. Có lẽ, các tôn giáo khác họ luôn có người dẫn dắt, quản lý theo cách nào đó khiến cho sự sinh hoạt được chặt chẽ và đều đặn hơn.
Còn chúng ta thì sao? thực tế là sau khi đã theo phật, họ lại không giữ vững được lâu dài. vậy cốt lõi là do đâu? có người biện giải rằng, sở dĩ họ không theo phật giáo mà theo các tôn giáo khác là vì niềm tin và sự thực hành của các tôn giáo khác phù hợp với sinh hoạt và văn hóa của họ, còn đạo phật thì không mấy phù hợp với họ. nói như vậy có lẽ rất võ đoán, tự suy nghĩ, bất lực và phó mặc cho họ muốn theo ai thì theo. đây là vấn đề nan giải mà trong phạm vi bài tham luận này muốn đề cập đến, mục tiêu là hoằng pháp đến với bà con đồng bào thiểu số ở tây nguyên.
a. Nguyên nhân:
Đối với những ai có kiến thức phật học cũng đều hiểu rằng, phật pháp là bất định pháp. đó là pháp bất định. phật giáo có rất nhiều pháp môn tu và thực hành. nghĩa là người hoằng pháp phải luôn vận dụng cái tâm hiểu biết và khéo léo của mình để ứng dụng cho phù hợp, không nên cứng nhắc, không thể cứ đem một pháp mà áp dụng cho toàn thể. điều này có lẽ ai cũng biết. ví dụ, ai cũng biết người quy y phật là đi liền với giữ gìn năm giới. nhưng đối với những người dân họ không thể từ bỏ công việc nuôi sống bản thân và gia đình đối với việc sát sinh như nuôi con gà, con cá hay đánh bắt thì làm sao họ làm được? đó chỉ là một ví dụ nhỏ.
Hoặc do chăng chúng ta chỉ mới làm hời hợt, theo thời vụ, làm cho lấy có để gọi là có hoạt động, có số lượng để có tiếng nói, để khoe hay để báo cáo rồi thôi chứ chưa làm một cách có kế hoạch và chiến lược lâu dài. Thiết nghĩ, tất cả những điều này nếu muốn làm cho tốt thì cần phải có kế hoạch nghiên cứu, phải có những công trình nghiên cứu để đánh giá và đưa ra những giải pháp cụ thể để áp dụng.
Chúng ta chưa có một công trình nghiên cứu hoằng pháp nào làm cơ sở cho người hoằng pháp có thể dựa vào đó để áp dụng, hoặc xem đó như là một nguồn tài liệu tham khảo chính yếu nhằm hướng dẫn người hoằng pháp tại những vùng và đồng bào cụ thể, bởi vì mỗi địa phương và mỗi tộc người đều có những nét đặc thù về văn hóa, lối sống và đó chính là những thử thách to lớn cho người hoằng pháp. hoặc có nhiều người chỉ ngồi ở nhà đọc một vài thông tin rồi theo cảm nhận viết ra những điều được gọi là ‘ưu tư trăn trở nhất’ mà chưa một lần thực tế tại đâu. chính vì thế mà dẫn đến những khó khăn trong công tác hoằng pháp.
Đối tượng hoằng pháp ở vùng tây nguyên phải xác định là thành phần dân tộc bản xứ, thiểu số, với trình độ hiểu biết về xã hội, văn hóa còn hạn chế chứ chưa nói gì đến hiểu biết phật pháp, ngôn ngữ bất đồng, nghi thức ngay cả việt hóa còn chưa thống nhất, trong khi đó bước đầu tiên của người đồng bào thiểu số đến với đạo phật trước tiên phải là vấn đề tâm linh cầu cúng, vì điều này gần gũi với tín ngưỡng dân gian của họ trước khi đến với đạo phật đó là thờ cúng thần linh, giàng…
Không thể bước đầu chúng ta dạy họ học phật ngay được, vì đa phần đời sống của họ đều khó khăn, thiếu thốn từ đó “cái khó bó cái khôn” và mục tiêu “có thực mới vực được đạo”. ai cũng biết, hoằng pháp là phải có con người và con người đó cần phải được trang bị nhiều kỹ năng, kiến thức. tuy nhiên để có được những người am hiểu tường tận là điều không thể, nhất là đối với những người mới bước đầu dấn thân vào con đường hoằng pháp.
Có thể người hoằng pháp có kiến thức phật học căn bản, thậm chí là uyên thâm đi nữa, nhưng nếu thiếu thông tin về văn hóa, tập quán của từng vùng miền, địa phương và tộc người ở nơi đó, khả năng truyền đạt cũng khó có thể trở thành diệu dụng được. do đó, ngoài kiến thức căn bản phật pháp, người hoằng pháp cần phải nắm vững những thông tin hướng dẫn (guidelines) làm tư liệu hoằng pháp tại những địa bàn cụ thể. thông tin chỉ đạo này người hoằng pháp khó có thể tự có được, mà đó là một quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin cũng như kinh nghiệm hoằng pháp của những người đi trước.
Việc nghiên cứu không phải chỉ ngồi ở nhà tưởng tượng ra hay đọc một vài tài liệu, tác phẩm rồi viết ra những suy nghĩ của mình, mà nó đòi hỏi chúng ta phải đi vào thực tế, thực hiện các phương pháp nghiên cứu, bởi vì thực tế không giống như những gì mình suy nghĩ! Nghiên cứu đòi hỏi phải có bằng chứng, số liệu, dữ liệu, cách xử lý chúng một cách phù hợp và khi cần vẫn có thể kiểm chứng được.
Tình trạng đơn độc “một thầy một chùa” đang rất phổ biến ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, trong khi đó vị trụ trì thường phải làm nhiều công việc như chúng ta thường nói là bao quát cả “13 Ban - Ngành - Viện”. Đó là việc làm không thể, nhưng vẫn phải làm! Có những huyện với địa bàn rộng nhưng chỉ có vài ngôi chùa và nhiều xã không có chùa nào, trong khi đó phật tử đa phần là người già và lớn tuổi nên việc đi lại rất khó khăn. Một vị trụ trì không thể cáng đáng hết những công việc phật sự của chùa.
Bất kỳ ứng dụng nào nếu muốn đem lại hiệu quả tốt nhất, nhanh nhất cũng đều phải trải qua một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu. Càng tìm hiểu và nghiên cứu kỹ thì khả năng ứng dụng thực tế càng cao. Đời sống tôn giáo là tập hợp của vô số những vấn đề về lối sống, văn hóa, tập quán, lễ nghi, niềm tin, thị hiếu, khuynh hướng, bản chất… Nếu không trải qua quá trình nghiên cứu thì rất khó để tổ chức, sắp xếp, phân loại, tìm hiểu, khám phá, giải thích rồi đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm thích ứng với những khuynh hướng và chuyển biến của nó.
Công trình nghiên cứu là tập hợp những thông tin, tri thức đã được chọn lọc, xử lý, phân tích, phân loại, đánh giá mà người hoằng pháp cũng như người không chuyên môn hoằng pháp có thể nắm được mà thực hiện; hoặc có thể dựa vào đó để đánh giá lại những gì chúng ta đã làm được, kiểm chứng những gì sai sót và thiếu sót khi hoằng pháp, nhằm tránh tình trạng làm không tới nơi tới chốn, làm đơn độc (không có người hoặc không muốn ai hợp tác, hỗ trợ), làm theo ý riêng của mình và người khác không muốn kế thừa, duy trì.
Công trình nghiên cứu như thế có thể trở thành một thông tin hướng dẫn hay gọi là “cẩm nang” hoằng pháp. Nó sẽ được xem như là một tiêu chí, một hướng dẫn hành động, hay là một “thông tư” hướng dẫn việc thực hiện có đi đúng hướng hay không, đã thực hiện đến đâu và sẽ tiếp tục duy trì và phát huy điều gì v.v…tránh trường hợp có những giai đoạn, có những người đã cảm hóa và hướng dẫn được một số đông dân tộc thiểu số tin theo nhưng về lâu dài thì số đó còn rất ít, do không ai tiếp nối, duy trì sinh hoạt, hoặc đơn giản làm lâu sinh mệt mỏi…
Hoằng pháp không chỉ là công việc đi thuyết giảng, mà cần thiết là phải vạch ra chương trình, kế hoạch, nội dung và phương pháp hoằng pháp. hoằng pháp với đối tượng nào, vùng nào, nhóm nào thì cần phải nắm những thông tin gì, nội dung giáo lý gì, tâm lý và đời sống của họ ra sao v.v…mục đích là làm sao để có cách tiếp cận tốt nhất (best approach). do đó, tất cả đều phải phụ thuộc vào việc nghiên cứu, điều tra, tìm hiểu thấu đáo.
Vấn đề “Phật hóa gia đình” là điều cốt lõi đối với vấn đề hoằng pháp. Ánh sáng Phật pháp phải được rọi chiếu đến tất cả những ai có thể nghe và hiểu được giáo lý đức Phật khi cùng chung cảnh “nước mắt cùng mặn, dòng máu cùng đỏ”, trong khi đó đất nước chúng với 54 dân tộc anh em. Chẳng qua là chúng ta chưa đi đến thống nhất một mối, để có biện pháp thực hiện mà thôi.
- tổ chức nghiên cứu, điều tra xã hội học tại những vùng và địa bàn cụ thể để hiểu rõ tình hình, nắm thông tin, chỉ số, qua đó đánh giá và đề ra giải pháp hoằng pháp thích hợp.
- Thực hiện phóng sự, ký sự, điều tra, tiếp xúc người dân, lấy ý kiến, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và nhu cầu thiết thực của họ.
- tham vấn, phỏng vấn các nhà chuyên môn, những người làm công tác hoằng pháp và những người có nhiều kinh nghiệm hoằng pháp thực tế tại các vùng đồng bào thiểu số.
- nghiên cứu việc kết hợp giữa các ban từ thiện, văn hóa, giáo dục, nghi lễ, hướng dẫn phật tử v.v…để thực hiện chương trình hoằng pháp với hiệu quả cao nhất.
- đào tạo những hoằng pháp viên có trình độ chuyên môn nhất định về ngôn ngữ của người bản xứ. và mục tiêu chính phải có tinh thần dấn thân cao, bởi vì hoằng pháp với đồng bào thiểu số rất khó hơn nhiều so với người kinh, thứ nhất là về địa hình, môi trường, đôi lúc còn phải cùng ăn, cùng ở với họ thì mới dễ đưa phật pháp vào lòng họ được.
- mở chi nhánh phật học hoặc trung tâm nghiên cứu phật giáo tại các vùng và địa bàn trọng điểm. ví dụ, thành lập trung tâm phật học tây nguyên trực thuộc trường, viện trung ương cho vùng tây nguyên với chức năng nghiên cứu, giảng dạy, thu thập, bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương và tri thức phật học vùng làm cầu nối cho các trường, viện, trường đào tạo giảng sư…
Bên cạnh đó, ngôi chùa là nét văn hóa mang bản sắc dân tộc, giáo hội phải có kế hoạch xây dựng những ngôi chùa ở vùng tây nguyên mang đầy đủ đặc thù văn hóa của dân tộc thì người đồng bào đến với ngôi chùa ngoài vấn đề tâm linh còn có một nét văn hóa nào đó gần gũi với họ.
- tổ chức định kỳ hội nghị, hội thảo, tọa đàm chuyên đề hoằng pháp, trong đó ngoài việc mời các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu chủ trì hội thảo cần phải mời đông đủ những người có nhiều kinh nghiệm hoằng pháp, những người đang trực tiếp làm công tác hoằng pháp thực tế đóng góp bài nghiên cứu và trình bày phát biểu tại hội thảo. sau hội thảo cần có những đúc kết, tóm tắt, báo cáo chi tiết kết quả hội thảo; những ý tưởng sáng tạo hiệu quả cần được tập hợp thành nguồn tư liệu hoằng pháp.
- ban hoằng pháp các tỉnh thành phải thường xuyên tổ chức tọa đàm, hội họp để triển khai chương trình và kế hoạch hoằng pháp, phân bổ giảng sư, rút ra những kinh nghiệm hoằng pháp có kết quả tốt, xây dựng và phát huy những mô hình hoằng pháp tốt, từ đó mỗi khi trung ương có hội thảo hoằng pháp sẽ đóng góp những bài nghiên cứu thiết thực cho hội thảo và trung ương tiếp tục đúc kết, tạo thành những “cẩm nang” hoằng pháp cho các tỉnh thành có tài liệu hoằng pháp.
- cần thành lập phân ban nghiên cứu hoằng pháp chuyên môn cho đối tượng là đồng bào thiểu số để thực hiện việc tổ chức nghiên cứu hoằng pháp hỗ trợ cho ban hoằng pháp hoạt động hiệu quả hơn.
Từ trước đến nay, các tỉnh thành luôn mong đợi trung ương có những hướng dẫn cụ thể làm kim chỉ nam cho công tác hoằng pháp tại địa phương, nhưng điều đó chỉ có thể làm được khi trung ương có những kế hoạch chỉ đạo cho các ban, ngành, trường, viện thực hiện các công trình nghiên cứu thiết thực làm tài liệu hoằng pháp tại những vùng và đồng bào cụ thể. việc hoằng pháp có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào nội dung, chương trình và kế hoạch hoằng pháp. chiến lược và kế hoạch có hiệu quả hay không cần phải có nghiên cứu. nghiên cứu là bước đầu không thể thiếu trong bất kỳ kế hoạch hành động nào. đó là kim chỉ nam, là yếu tố chỉ đạo, là bảng chỉ đường để người đi đi đến đích một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất. rất mong sau đại hội này sẽ mở ra những hướng đi mới cho người làm công tác hoằng pháp tại các vùng tây nguyên.
Tham luận của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đắk Lắk