Nội Thận - Tiết niệu hôm nay

Chuyên khám, điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu (gồm thận - niệu quản - bàng quang - niệu đạo), và các bệnh lý về tuyến tiền liệt ở nam giới theo phương pháp nội khoa. Các bệnh lý phổ biến thuộc khoa Nội Thận - Tiết niệu như: tiểu không tự chủ, ung thư thận, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt,...

Hội chứng bàng quang thần kinh và biện pháp chữa trị

Bàng quang thần kinh là bệnh lý làm mất chức năng của bàng quang do tổn thương một phần của hệ thống thần kinh. Đây cũng là nguyên nhân gây suy thận..

bàng quang thần kinh thuộc một loại bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ dẫn đến suy thận nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. theo thống kê của viện nghiên cứu ung thư quốc gia, việt nam là đất nước có tỷ lệ bệnh nhân mắc phải hội chứng bàng quang thần kinh rất cao, chiếm khoảng 21%. vậy hội chứng bàng quang thần kinh là gì? làm thế nào để điều trị bàng quang thần kinh?

I. Hội chứng bàng quang thần kinh

Hội chứng bàng quang thần kinh làm ảnh hưởng đến một phần của hệ thống thần kinh và từ đó làm suy giảm chức năng hiện tại của bàng quang. không chỉ khiến cho bàng quang hoạt động kém, bàng quang thần kinh còn làm cho bàng quang không thể co lại và tống nước tiểu ra ngoài như bình thường hoặc cũng có thể nó lại hoạt động quá mức, gây co thắt dữ dội khiến cho các cơ quan xung quanh không làm việc theo đúng quy trình.

Bàng quang thần kinh thuộc nhóm bệnh lý nguy hiểm và có nguy cơ biến chứng, dẫn đến suy thận nếu không được phát hiện và điều trị phù hợp.

1. Cơ chế gây bệnh

Thông thường, quá trình bài tiết nước tiểu đòi hỏi sự kết hợp của hệ thống thần kinh trung ương, thần kinh giao cảm và sự hoạt động ổn định của cơ bàng quang, cơ thắt niệu đạo. nếu một trong số những bộ phận trong tổ chức này bị tổn thương, hoạt động đào thải và bài xuất nước tiểu từ bàng quang sẽ bị rối loạn.

Trường hợp các tổn thương này không được hình thành từ hệ thống niệu đạo hay bàng quang thì rất có thể chúng là những tổn thương của hệ thần kinh. chính vì vậy, nó được gọi chung là hội chứng bàng quang thần kinh. theo thống kê của các tổ chức y khoa thế giới, hội chứng bàng quang thần kinh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến triệu chứng suy thận. vì vậy, cần phải hết sức thận trọng khi phát hiện ra các dấu hiệu bất thường.

2. Tìm hiểu hoạt động của bàng quang

Bàng quang có cấu trúc hình cầu, dạng rỗng với chức năng lưu trữ và tống xuất nước tiểu theo chu kỳ.

Chu kỳ tiểu tiện bình thường của bàng quang đó là lưu trữ và tống xuất. khi cả 2 loại có cùng giãn nhờ khả năng đàn hồi của bàng quang thì bàng quang có thể chứa một lượng nước tiểu với áp suất thấp. nhờ sự đàn hồi của các cơ xung quanh thành bàng quang giãn rộng, có thể ngăn được nước tiểu rò rỉ ra ngoài. khi bàng quang xuất nước tiểu thì cơ vòng cần được thư giãn sau một thời gian co thắt bàng quang. do đó, khi có bất cứ bất thường nào xảy ra trong chu kỳ tiểu tiện đều có nguy cơ dẫn đến rối loạn chức năng bàng quang.

3. Nguyên nhân gây bệnh lý bàng quang thần kinh

Các chuyên gia tiết niệu học việt nam cho biết, có rất nhiều tác nhân dẫn đến bệnh lý bàng quang thần kinh. bao gồm các nguyên nhân cơ bản như là:

    Mắc các dị tật bẩm sinh gây ảnh hưởng đến tủy sống và chức năng bàng quang.

4. Dấu hiệu nhận biết bàng quang thần kinh

Triệu chứng bàng quang thần kinh được thể hiện rõ ràng nhất đó là mất khả năng kiểm soát việc đi tiểu, tức bệnh nhân có khả năng tiểu tiện không tự chủ. kèm theo đó là tình trạng tiểu nhỏ giọt, tiểu khó, tiểu bí,… bởi lượng nước tiểu ứ đọng trong bàng quang quá nhiều làm mất khả năng co cơ bàng quang hoặc làm giảm hiệu quả làm việc giữa các cơ bàng quang và cơ thắt niệu đạo ngoài.

Ngoài ra, bệnh nhân bị bàng quang thần kinh còn có các biểu hiện của nhiễm khuẩn đường tiểu tái phát nhiều lần, gây ứ nước trong thận. bởi bàng quang và niệu đạo bị mất khả năng phối hợp thả lỏng hoặc suy giảm khả năng giãn vòng cơ niệu đạo khiến cho bàng quang bị áp lực và bị mở rộng hết mức để lưu trữ nước tiểu.

Gia tăng nguy cơ viêm, nhiễm khuẩn đường tiểu, viêm đài bể thận cùng với các tổn thương thận do tăng áp lực bàng quang ở áp suất cao. từ đó, sỏi tiết niệu cũng dần được hình thành do dòng nước tiểu bị ngưng trệ và nhiễm khuẩn trong thời gian dài.

Xuất hiện tình trạng trương ứ nước tiểu từ bàng quang đến thận hay còn được gọi là hiện tượng trào ngược bàng quang, niệu quản. bệnh nhân bị khó khăn trong việc giải phóng áp lực bàng quang và vô tình tạo điều kiện để nước tiểu nhiễm khuẩn tiếp xúc trực tiếp từ bàng quang đến thận.

Hình ảnh xét nghiệm chức năng bàng quang, kết quả kiểm tra chức năng bàng quang, đo khả năng tích trữ và hạn chế các áp lực lưu trữ, kết quả đo khả năng phối hợp của cơ vòng niệu đạo bàng quang cho chỉ số bất thường. bên cạnh đó, phương pháp x-quang đường tiết niệu, chụp cộng hưởng từ (mri) và chụp cắt lớp vi tính (ct) được thực hiện để xác định hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương và não bộ.

II. Bàng quang thần kinh có chữa được không?

Hiện nay, việc điều trị bàng quang thần kinh thường không đơn giản. việc điều trị nhằm mục tiêu ngăn chặn tình trạng tổn thương thận, hạn chế các biến chứng và không có khả năng dứt điểm bệnh hoàn toàn. một số phương pháp trị liệu thường được áp dụng để điều trị bàng quang thần kinh phải kể đến:

    Tâm lý liệu pháp

Tùy vào tình trạng bệnh, triệu chứng cũng như mức độ tổn thương của thần kinh mà bác sĩ chuyên khoa có thể đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

– liệu pháp tâm lý: là biện pháp chữa bàng quang thần kinh phổ biến có khả năng làm giảm sự hoạt động quá mức của bàng quang nhờ sự kết hợp hài hòa giữa tâm lý và việc tập thể dục. các chuyên viên sẽ hướng dẫn bệnh nhân làm nhật ký “bài tiết”, về lượng nước và thời gian sử dụng, cùng với số lần đi tiểu/ngày. nhờ đó, bệnh nhân có thể kiểm soát được thời gian đi tiểu cụ thể. bên cạnh đó, các bài tập kegel được hướng dẫn sẽ giúp tăng cường hoạt động cơ vùng xương chậu, cơ valsalva.

– liệu pháp điện kích thích: gây ra các kích thích xung điện bằng cách đặt các điện cực gần đầu dây thần kinh thường được dẫn truyền khi chúng không bị tổn thương. phương pháp này cũng đang được áp dụng rộng rãi cho một vài trường hợp tương tự.

– điều trị nội khoa: Thu*c được sử dụng để điều trị bàng quang thần kinh có thể là các loại Thu*c làm giảm co thắt cơ, làm giảm chấn động hoặc hạn chế các triệu chứng co thắt. các loại Thu*c được sử dụng điều trị bàng quang thần kinh chỉ giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng và kiểm soát chúng chứ không có khả năng dứt điểm bệnh.

– phẫu thuật: là giải pháp cuối cùng để đặt ống thông, nhằm đảm bảo quá trình thoát nước của bàng quang diễn ra bình thường.

Có một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kết hợp các phương pháp một cách phù hợp để giúp cho bệnh nhân sớm thoát khỏi triệu chứng bàng quang thần kinh.

Thông tin tham khảo thêm:

    Ung thư bàng quang: Cần nhận biết sớm dấu hiệu và điều trị kịp thời

Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách thì bệnh bàng quang thần kinh rất dễ để lại biến chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến thận. hãy chia sẻ với bác sĩ về tình trạng nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng trên. thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/hoi-chung-bang-quang-than-kinh)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Những biện pháp Tr*nh th*i an toàn và phù hợp với bạn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY