Mắt hôm nay

Hội chứng rối loạn thị giác do sử dụng máy vi tính

Tình trạng sử dụng máy vi tính kéo dài là yếu tố then chốt tạo nênComputer Vision Syndrome - hội chứng rối loạn thị giác khi nhìn gần do sử dụng máy vi tính.
Hội chứng CVS ảnh hưởng đến tất cả những ai làm việc trên máy vi tính chỉ 2h mỗi ngày hoặc nhiều hơn
Sử dụng máy vi tính đúng cách giúp hạn chế tính trạng rối loạn thị giác.

Hội chứng "Computer Vision Syndrome" được viết tắt bởi cụm từ CVS. Theo Hiệp hội nhãn khoa Mỹ, năm 2007, tại Mỹ có hơn 175 triệu người sử dụng máy vi tính trong công việc lao động hằng ngày. Con số này có thể tăng lên nhiều hơn nếu chúng ta tính đến những người sử dụng máy vi tính, máy tính bảng như một phương tiện giải trí.

CVS gây ảnh hưởng từ 75% đến 90% người sử dụng máy vi tính có những vấn đề về mắt. Điều này phổ biến hơn những rối loạn về xương khớp (khoảng 22% số người sử dụng máy vi tính). Do đó, đây có thể là tình trạng phổ biến liên quan đến nghề nghiệp ở thế kỷ 21.

Hội chứng CVS ảnh hưởng đến tất cả những ai làm việc trên máy vi tính chỉ 2h mỗi ngày hoặc nhiều hơn. Tuy nhiên, người sử dụng máy vi tính thường không quan tâm đến sự xuất hiện ban đầu của hội chứng này. Vì thế, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung khi làm việc, chất lượng lao động cũng như cuộc sống của người sử dụng máy vi tính bị giảm sút.

Triệu chứng của CVS

Bệnh nhân thường than phiền mắt bị căng thẳng hay mỏi mệt, nhất là khi chăm chú nhìn gần. Mắt mờ, nhìn hình thành có bóng đôi hoặc thay đổi sắc giác. Khô mắt, nóng rát, ngứa hoặc chảy nước mắt cũng là những rối loạn mà người sử dụng máy vi tính thường gặp. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể nhầm với các bệnh lý viêm nhiễm tại mắt. Ngoài ra, nếu không giảm cường độ làm việc với máy vi tính, bệnh nhân hay than phiền nhức đầu và đau nhức hốc mắt nên tập trung kém đi.

Đau cổ, đau lưng, mỏi vai và tay là do tư thế ngồi không đúng khi làm việc.

Nguyên nhân của CVS

- Giảm số lần chớp mắt

Trung bình mỗi người chớp mắt 14 lần mỗi phút. Sự chớp mắt giúp nước mắt tự nhiên tiết ra và trải đều trên bề mặt mắt. Điều này giúp làm trơn mắt, thay đổi lớp nước mắt cũ bằng một lớp nước mắt tươi mát hơn khiến mắt ta dễ chịu. Khi sử dụng máy vi tính, chúng ta chỉ chớp mắt 6 - 7 lần mỗi phút nghĩa là giảm 66% so với bình thường.

Vì thế, khi chớp mắt ít lần hơn, mắt bị khô rát khiến người lao động bị khó chịu ở mắt. Ngoài ra, chúng ta có khuynh hướng mở to mắt hơn khi chăm chú nhìn vào màn hình máy vi tính khiến nước mắt bay hơi nhiều hơn. Vì vậy, mắt không đủ độ trơn để loại sạch bụi bám trong mắt nên dễ kích ứng hơn.

- Ánh sáng chói và sự phản chiếu ánh sáng

Đây cũng là một nguyên nhân khá quan trọng gây nên hội chứng CVS. Sự phản chiếu từ ánh sáng xung quanh - ánh sáng màn hình rọi trực tiếp vào mắt hay phản chiếu lên mắt của bạn khiến cho mắt mỏi mệt.

- Màn hình máy vi tính là một nguyên nhân chủ yếu

Ngược lại với những chữ được in trên giấy, những mẫu tự trên màn hình là tập hợp các đốm nhỏ được gọi là điểm ảnh.

Do đó, mắt giống như một máy chụp hình liên tục điều tiết để giữ được sự tập trung vào hình ảnh nhưng bạn lại không thể nhận biết được điều đó. Điều này làm cơ mắt mỏi mệt. Nếu máy vi tính chất lượng không tốt, ánh sáng chập chờn và rung thì càng làm mắt bạn căng thẳng, ảnh hưởng xấu đến mắt hơn.

- Điều kiện làm việc

Khoảng cách làm việc: màn hình máy vi tính quá gần hay quá cao cũng đều gây nhức mỏi và tình trạng mắt bị mỏi mệt sẽ nghiêm trọng hơn nếu lặp đi lặp lại nhiều lần.

Phòng tránh CVS

Có 2 cách để giúp bạn hạn chế hội chứng CVS khi làm việc với máy vi tính

- Nguyên tắc 3B (break - blink - breathe): nghỉ ngơi - chớp mắt - thở sâu. Để ý chớp mắt thường xuyên để tránh cho mắt khỏi khô.

- Luật 20/20/20: mỗi 20 phút ngưng nhìn vào máy vi tính, nhìn ra xa khoảng 20 bộ ( # 6m) một lúc khoảng 20 giây.

Sử dụng Thu*c nhỏ mắt dùng riêng cho người dùng máy vi tính hoặc các loại nước mắt nhân tạo giúp giữ ẩm cho mắt trong trường hợp không thể ứng dụng triệt để 2 điều đã nêu trên. Hội chứng CVS rất phổ biến đến nỗi trên thị trường có chế phẩm mang tên Computer Eye Drops được chế sẵn cho tình trạng này.

Ngoài ra, bạn nên chọn màn hình máy vi tính loại lớn, phẳng và kiểm tra độ tương phản, dùng màn chắn sáng cho màn hình. Điều chỉnh ánh sáng của màn hình ở mức độ thích hợp.

Đặt máy vi tính đúng vị trí cũng có thể giúp cải thiện tình hình. Cụ thể, cửa sổ cùng bên với màn hình, sử dụng màn sáo nơi cửa sổ để che bớt ánh sáng, điều chỉnh ánh sáng trong phòng để tránh phản chiếu lên màn hình, chuyển vị trí đèn có ánh sáng chiếu trực tiếp lên màn hình, sử dụng ánh sáng dịu khi làm việc trên máy vi tính có nền hình sẫm, tắt bớt đèn trên trần nhà nếu quá sáng. Trường hợp quá tối, bạn nên sử dụng đèn bàn có chụp.

Người thường dùng máy vi tính nên để màn hình cách mắt tối thiểu 50 - 60 cm và dưới tầm mắt 10-20 độ.

Tóm lại, ở thế kỷ 21, thật khó tưởng tượng ta có thể làm việc, học tập và giải trí mà không tận dụng những tiện ích do máy vi tính đem lại. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý để phòng chống những tác hại gây ra do làm việc kéo dài với máy tính bằng cách sử dụng chế phẩm giữ ẩm cho mắt. Thêm vào đó, chế độ nghỉ ngơi, tư thế ngồi, độ sáng của nơi làm việc, độ phẳng và độ phân giải của màng hình cũng phần nào hạn chế hội chứng CVS.

AloBacsi.vn Theo Hyphens Pharma/VnExpress
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/hoi-chung-roi-loan-thi-giac-do-su-dung-may-vi-tinh-n45513.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính theo trục ngang (Computed Axial Tomography - CAT scan), là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đặc biệt sử dụng tia X. Kỹ thuật này cho những hình ảnh khá rõ ràng của các cơ quan bên trong cơ thể.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY