Kết hôn lâu năm, đôi khi người đàn ông sẽ quên mất cái gọi là tình yêu, giá trị của hôn nhân. Họ không còn nhớ mình đến chuyện hai vợ chồng từng yêu đương thế nào, hứa hẹn ra sao.
Có lẽ, mỗi thời kỳ của tình yêu đều có hạn sử dụng. Sau khi thời hạn sử dụng của tình yêu bị quá đi, những thứ tươi đẹp nhất biến mất, hiện thực của sống khiến ta phải nhận những điều đau đớn.
Minh và Lan là đôi vợ chồng rất yêu thương nhau. Họ cùng khởi nghiệp, kiếm tiền để mua nhà, mua xe và sinh được hai đứa con đủ nếp, đủ tẻ. Theo lời bạn bè, họ chính là những kẻ chiến thắng trong cuộc sống.
Tuy nhiên, điều kiện ổn định lại khiến tình yêu của họ có phần hao mòn. Hôn nhân bắt đầu xuất hiện những cuộc cãi vã.
Lan nghỉ việc, ở nhà chăm sóc và nuôi dạy hai đứa trẻ. Con cái tuổi ăn tuổi lớn, ông bà hai bên ở xa, chuyện thuê người cũng chẳng đảm bảo sẽ tốt đẹp nên cô mới quyết định như thế.
Tuy vậy, khi thu nhập giữa vợ và chồng tạo nên khoảng cách quá lớn, tình trạng hôn nhân của họ cũng sẽ thay đổi. Những năm tháng Lan ở nhà, dần dần cô nhận ra chồng càng ngày càng cay nghiệt.
Anh ta luôn miệng bảo: "Có đồng xu cắc bạc nào trong nhà này không phải do tôi tạo ra? Cô đừng có bao giờ phàn nàn điều gì cả. Tôi mệt cả ngày, ai thấu hiểu cho tôi". Đối với gia đình họ, những cuộc cãi vã như thế đã trở nên "như cơm bữa".
Lan ở nhà làm việc nhà, giặt giũ dọn dẹp. Hai đứa trẻ ngày một lớn lên, không cần mẹ kèm cặp việc học tập nữa. Chồng Lan thì không bao giờ biết giúp đỡ vợ. Anh ta mặc định việc nhà để cho vợ làm hết.
Lan cảm thấy cô đơn trong cuộc hôn nhân này vì chính chồng cũng không thấu hiểu, cảm thông. Thậm chí, suốt 9 năm từ khi con lớn đi học, chúng chưa một lần được bố họp phụ huynh cho dù đã mấy lần ngập ngừng đề nghị nhưng đều bị Minh từ chối cả. Con ốm, cũng một mình Lan đưa đi viện khám, Minh bảo rằng anh có cuộc họp. Dần dần, Minh hoàn toàn rảnh tay, chỉ cần nghĩ đến sự nghiệp, không một chút quan tâm tới gia đình.
Nhiều người nói rằng: Đàn ông tham gia quá ít vào công việc thường nhật của hôn nhân sẽ khiến anh ta bị suy giảm đi ý thức trách nhiệm của mình đối với gia đình, vợ con. Đối với Minh, câu nói đó hoàn toàn chính xác.
Minh càng ngày càng tự phụ và chẳng coi vợ ra gì. Lan nhận ra rằng một người chồng coi thường vợ con, gia đình thì có lẽ, trái tim anh ta không ở đây nữa. Anh ta hết yêu cô từ lâu rồi.
Vì hai đứa con, Lan không dám nghĩ đến chuyện ly hôn. Kể cả khi cô biết rằng chồng thay đổi, cô vẫn muốn cứu vãn hôn nhân và để cho con có tổ ấm tròn vẹn.
Lan càng thỏa hiệp, Minh càng lấn tới. Anh luôn mặc định rằng Lan quá hiền lành, rụt rè lại chẳng có tiền, cô không dám chia tay.
Hôn nhân không tình yêu, nó biến thành cái vỏ rỗng. Đối với con cái, cuộc sống của cha mẹ cũng khiến chúng chán nản. Hồi còn ít tuổi, bố mẹ cãi nhau chúng đều trốn vào phòng rồi khóc. Sau này, khi đứa lớn lên cấp 3, đứa bé chuẩn bị hết cấp 2, chúng thậm chí còn thẳng thắn nói với Lan rằng nên nghĩ đến chuyện ly hôn.
Minh càng trở nên khó tính, coi thường vợ. Anh ta cũng chẳng mấy thân thiết với các con. Lúc nào Minh cũng nghĩ rằng đồng tiền sẽ giải quyết được tất cả mọi thứ.
Cho đến một ngày, Minh về nhà. Căn hộ tối om. Lan để lại tờ đơn ly hôn đã ký sẵn trên bàn. Cô không hề cãi cọ hay gây rắc rối gì cả, chỉ lặng lẽ rời đi. Hai đứa trẻ cũng theo mẹ sang nhà mới.
Sau ly hôn, Minh đã có một thời gian ngắn hạnh phúc với những cô gái khác. Thế nhưng, khi về nhà, căn hộ tối om, bếp lâu ngày không đỏ lửa, việc ăn cơm ngoài liên tục khiến Minh chán nản.
Dần dần, anh nhớ lại tổ ấm mình từng có, nụ cười của vợ, sự ríu rít của hai đứa trẻ. Minh dần dần cảm thấy nơi mình ở chẳng còn là ngôi nhà đúng nghĩa. Anh đưa bạn gái về nhà, yêu cầu cô nấu cơm. Cô gái trẻ nấu ăn thật tệ và đương nhiên, quanh bàn chẳng có đứa con nào ngồi chờ cơm hết. Anh bắt đầu thấy cô đơn và hối hận vì bản thân quá vô tâm, đánh mất đi tất cả hương vị gia đình đích thực mình từng có.
Chuyện tình yêu bên ngoài hôn nhân giống một lưỡi dao sắc. Nó đủ sức phá hủy cả một gia đình. Tuy nhiên, ngay cả khi không có những "ong bướm", hạnh phúc của Minh cũng chẳng tồn tại được. Anh không coi trọng tổ ấm. Anh ta coi thường vợ, bỏ bê gia đình và chẳng hoàn thành trách nhiệm làm cha.
Đôi khi, ở bên nhau lâu năm có thể khiến đàn ông rơi vào chán nản, sinh tật xấu. Tình yêu bị biến mất dần kéo theo sự bất ổn của hôn nhân.
Làm thế nào để nuôi dưỡng được tình cảm tốt đẹp giữa vợ và chồng là điều quan trọng. Một cuộc hôn nhân tốt đẹp có nghĩa là họ duy trì được tình yêu suốt thời gian dài, yên ổn sống vui vẻ với nhau.
- Phụ nữ trong hôn nhân cần học cách để tình yêu của đàn ông tăng dần, hướng dẫn đàn ông biết quý trọng hạnh phúc và phải tham gia xây dựng hạnh phúc.
- Một người đàn ông càng hiểu hơn về gia đình, tham gia trực tiếp vào những công việc nhà sẽ khiến ý thức của anh cao hơn. Chỉ một khi, đàn ông hiểu được trách nhiệm của mình lớn, càng cố gắng cho gia đình thì tổ ấm ấy mới bền chặt.
- Muốn chồng không chán nản, thay đổi thì cả hai vợ chồng nên thường xuyên trò chuyện để thấu hiểu nhau. Hai người không được ngừng chuyện vun đắp tình cảm. Chỉ có khi tình yêu vẫn ngập tràn thì hôn nhân mới luôn tươi mới, hấp dẫn.
- Cả hai phải học được sự kỷ luật và tự giác với những cảm dỗ bên ngoài hôn nhân. Một khi đã xác định kết hôn, hãy nhớ rằng người đồng hành của bạn chỉ có một mà thôi. Hãy biết nói lời từ chối khi cần thiết.
Chỉ khi nào bạn có trách nhiệm với cuộc sống của mình, coi trọng nó, yêu mến các con thì lúc đó, bạn mới xứng đáng để hưởng hôn nhân hạnh phúc.
Chủ đề liên quan:
hai đứa trẻ hai vợ chồng hôn nhân không có thời hạn sử dụng tình trạng hôn nhân ý thức trách nhiệm yêu thương nhau