Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Hướng dẫn cách tập cho bé ngủ giường đúng chuẩn và khoa học nhất

Sau đây là chia sẻ cách tập cho bé ngủ giường đã được nhiều ông bố bà mẹ Việt Nam áp dụng và thành công. Vừa giúp bé ngủ ngon vừa giúp mẹ được thảnh thơi hơn.

Khi đến một độ tuổi nhất định, bé cần được ngủ giường riêng để rèn luyện tính độc lập và tự chủ hơn. Chắc hẳn mẹ sẽ cần nhiều thời gian để giải quyết nhiều công việc, coi sóc cửa nhà nên không thể lúc nào cũng ôm ấp con. Với cách tập cho bé ngủ giường, mẹ vừa có giấc ngủ yên vừa có thể hình thành cho bé khả năng tự lập ngay từ nhỏ.

Từ đó, hình thành cho bé thói quen ngủ sâu hơn mỗi đêm và khả năng tự lập. Bé sẽ thích nghi dễ dàng khi hoàn cảnh sống thay đổi và không có tính dựa dẫm.

1. Cách tập cho bé ngủ giường 

Để cách tập cho bé ngủ giường đạt hiệu quả nhanh chóng điều đầu tiên là tâm lý phụ huynh phải thật sẵn sàng cho việc tách con, và luôn giữ thái độ cương quyết. Đừng vì thương con mà cho bé quay trở lại ngủ chung, lâu dần bé sẽ mè nheo, nài nỉ để không phải ngủ một mình.

Bước 1: Xác định thời gian ngủ trung bình của con

Với từng độ tuổi, trẻ sẽ cần có một thời lượng ngủ giường khác nhau. Bên cạnh đó, sẽ có những lúc trẻ cần ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn so với ngày thường.

Xác định rõ thời gian ngủ trung bình của trẻ là cách để lên kế hoạch cho bé ngủ giường đạt hiệu quả.

Trẻ 1-3 tuổi: thời gian ngủ 12-14h/ ngày, cần giấc ngủ trưa trong 1-2 tiếng.

Trẻ 3-5 tuổi: trẻ cần thời gian ngủ 11-13 giờ/ngày.

Trẻ 5-12 tuổi: thời gian ngủ của trẻ từ 10-11 giờ/ ngày.

Trẻ 13 tuổi trở lên: cần ngủ 9-9,5 giờ/ngày.

Bước 2: Lên lịch trình giấc ngủ

Sau khi xác định được thời gian ngủ trung bình, bố mẹ cần lên lịch trình ngủ cho bé. Bao gồm: thời gian chuẩn bị đi ngủ, thời điểm lên giường ngủ và thời điểm thức dậy.

Nên cho trẻ ngủ sớm trước 10 giờ tối, tránh để trẻ thức đêm và sáng dậy muộn. Đây sẽ là lịch trình phải được thực hiện nhất quán, do đó trước khi đề ra, bạn nên cân nhắc kỹ. Cần đảm bảo sao cho không gây ảnh hưởng đến các hoạt động khác nữa: ăn uống, vui chơi, học hành, vv…

Để trẻ có thể ghi nhớ tốt hơn, bạn có thể viết ra giấy hoặc bảng, miễn là trình bày rõ ràng, dễ hiểu và bắt mắt.

Lưu ý: Cần kịp thời điều chỉnh lịch trình này khi có những sự kiện đặc biệt nào đó diễn ra hoặc khi bé bước sang tuổi mới.

Bước 3: Cho bé các sự lựa chọn

Khi được trao cho sự độc lập nhất định, bé sẽ cảm thấy tự tin hơn và thoải mái hơn. Do đó, bạn có thể cho bé tự do chọn giường, chọn chỗ ngủ, chọn chăn ga gối đệm,…. tùy theo ý thích. Với cách này, trẻ sẽ dễ tự đi ngủ trên giường của mình hơn.

Đồng thời, hãy khuyến khích trẻ ngủ giường để trẻ thấy được rằng bản thân cũng là một cá nhân và cần trưởng thành. Cách này cũng sẽ phần nào giúp trẻ phát triển nhân cách. 

Bước 4: Chuẩn bị giường ngủ cho bé

Chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn đầu tiên: Chuẩn bị cũi giường sẵn, cho con nằm cạnh giường của ba mẹ.

Giai đoạn thứ 2: Đặt thêm một bức màn ngăn giữa chỗ ngủ của con và bố mẹ.

Giai đoạn thứ 3: Chuẩn bị phòng riêng và tách con ngủ riêng hẳn với phòng riêng đã được chuẩn bị sẵn.

Bố mẹ cần điều chỉnh thời gian cho bé ngủ giường riêng phù hợp theo diễn biến tâm lý khác nhau của từng trẻ. Đây là bước quan trọng sẽ giúp bé kịp thời làm quen và có giấc ngủ ngon vào mỗi tối.

Đối với trẻ sơ sinh, ngay từ sáu tuần tuổi, trẻ đã có thể học cách ngủ ngon. Ở độ tuổi này, bé không thể thức lâu hơn 2 giờ, dễ thấy mệt mỏi và khó ngủ nếu không được cho đi ngủ đúng lúc.

Bạn cần kịp thời nhận ra được dấu hiệu buồn ngủ của bé. Bao gồm chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng  dưới mắt thâm lại. Nên đặt bé vào nôi hoặc giường ngay khi vừa thấy những dấu hiệu này.  

2. Cho bé ngủ giường riêng mang đến lợi ích gì?

Thống kê từ các nước phương Tây cho thấy, chỉ có khoảng 6% trẻ được ngủ chung với bố mẹ, tại Nhật Bản là 26%. Trong khi đó, tại Việt Nam đa số trẻ ngủ chung với bố mẹ. Thậm chí, nhiều gia đình cho con ngủ chung đến tận lúc con 9-10 tuổi. Điều này xuất phát từ quan niệm xưa cũ, trẻ sẽ nhận được nhiều yêu thương, sự chăm sóc tốt khi được gần bố mẹ nhiều.

Tuy nhiên, cũng chính điều này sẽ dẫn đến hình thành thói quen xấu như trẻ không chịu tách riêng, không ngủ được khi không có bố mẹ ở bên cạnh. Áp dụng cách tập cho trẻ sơ sinh ngủ giường sẽ giúp rèn luyện cho bé thói quen tự lập về sau. 

Theo nhận định từ các chuyên gia sức khỏe, khi bé được tập ngủ giường riêng từ sớm sẽ có giấc ngủ sâu hơn. Đây là điều có lợi cho sự phát triển của bé và giúp trẻ có thể tự lập sớm, thích nghi tốt hơn. 

3. Độ tuổi bắt đầu cho trẻ ngủ trên giường

Ở các nước phương Tây, trẻ được bố mẹ cho ngủ riêng ngay từ khi mới chào đời. Tại Việt Nam, hiện vẫn chưa thể nói chính xác bé nên luyện tập ngủ giường riêng. Tuy nhiên, nhìn chung, đối với trẻ 3 tuổi thì đã có thể tách ngủ riêng. Chủ yếu là các bậc phụ huynh đã sẵn sàng tập cho bé ngủ giường hay chưa.

Theo các chuyên gia y tế, bé nên được ngủ trong lòng mẹ 3 tuần đầu tiên khi chào đời để phát triển toàn diện nhất. Thời điểm thích hợp để tập cho bé ngủ giường riêng là ngay sau khoảng thời gian này (khoảng từ 4-6 tuần tuổi).

Cần chú ý cẩn thận đặt giường ngủ cho bé ở vị trí an toàn nhất, luôn nằm trong sự kiểm soát của cha mẹ. Khi chọn lựa chăn đệm, cần chú ý đến chất liệu vải thật mềm mại để mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất cho trẻ.

4. Một số lưu ý cần nắm để bé ngủ giường riêng đạt hiệu quả nhanh chóng

Khi tập cho bé ngủ giường, bạn cần thật kiên nhẫn bởi bé có thể sẽ khó chịu và khóc mỗi ngày. Sau nhiều ngày làm quen với điều này, bé sẽ bớt khóc hơn. Trừ khi mắc bệnh, còn không thì bé không thể khóc hàng tiếng đồng hồ được.

Sẽ mất từ 3-4 tháng để bé ngủ giường được, thậm chí là mất đến nửa năm để rèn cho con vào khuôn khổ.

Tắm nước ấm nhanh cho bé mỗi tối trước khi đi ngủ là cách hiệu quả để bé đi sâu vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Đồng thời, bạn nên dùng đèn ngủ có màu ấm, hoặc mở bản nhac nhẹ không lời và cho bé uống một bình sữa ấm hoặc cho bé bú.

Thực hiện điều này trong một khung giờ nhất định trong ngày sẽ giúp bé hình thành thói quen để nhận biết giờ ngủ mỗi tối của mình dễ dàng.

Việc cho bú đêm là điều rất cần thiết cho bé dưới 3 tháng. Bạn nên cho bé ăn thật nhanh và trong không gian tĩnh. 

Đến khi bé đã trên 3 tháng tuổi, bạn cần tránh duy trì bữa ăn đêm cho bé. Lý do bởi điều này sẽ khiến bé quen dạ và dễ tỉnh giấc giữa đêm để đòi ăn và khiến bé khó ngủ giường hơn. 

5. Không nên để bé ngủ riêng trong những trường hợp nào?

- Tâm lý của bé chưa sẵn sàng

Vội vàng tách bé ngủ riêng, bắt ép trẻ ngủ trong phòng khác khi trẻ chưa sẵn sàng sẽ dẫn đến trẻ vòi vĩnh, bướng bỉnh, không chịu nghe lời. Điều này cũng sẽ khiến bạn  thấy mệt mỏi, bất lực và mất kiên nhẫn. Do đó, cần thiết phải chuẩn bị sẵn tâm lý cho trẻ.

- Điều kiện sức khỏe của bé không đảm bảo

Nếu bé có thể trạng yếu ớt, dễ mắc bệnh, đòi hỏi cần có sự chăm sóc thường xuyên của cha mẹ theo yêu cầu của bác sĩ thì bạn không nên để trẻ ngủ riêng quá sớm.

Để đạt hiệu quả khi tập cho trẻ ngủ giường riêng, điều quan trọng đầu tiên đó là đảm bảo điều kiện sức khỏe của bé đủ để tự lập ngay từ nhỏ, xa vòng tay của cha mẹ được.

- Điều kiện ngủ riêng chưa phù hợp

Khi muốn cho trẻ ngủ riêng, gia đình cần đảm bảo giường nằm cho bé thực sự thoải mái, an toàn và hữu dụng.

Với những thông tin vừa chia sẻ trên, hi vọng sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích để có cách tập cho bé ngủ giường hiệu quả. Từ đó, hỗ trợ ba mẹ chăm sóc nuôi dạy bé thật đúng cách, khoa học và hợp lý nhất.

La Dang | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/huong-dan-cach-tap-cho-be-ngu-giuong-dung-chuan-va-khoa-hoc-nhat-356925.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/huong-dan-cach-tap-cho-be-ngu-giuong-dung-chuan-va-khoa-hoc-nhat-356925.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/huong-dan-cach-tap-cho-be-ngu-giuong-dung-chuan-va-khoa-hoc-nhat-356925)

Tin cùng nội dung

  • Nuôi con bằng sữa mẹ, cần được hiểu như một vấn đề sức khoẻ cộng đồng, cần có một chiến lược thúc đẩy mạnh mẽ, và mỗi bà mẹ khi sinh con, đều có hiểu biết đúng, thực hành tốt, về nuôi con bằng sữa mẹ, sẽ là biện pháp, nhằm tăng cường sức khoẻ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và bệnh tật ở trẻ.
  • Theo thuyết phong thủy, vị trí đặt giường ngủ trong phòng đặc biệt quan trọng và quyết định nhiều đến sự thành bại của gia chủ.
  • Mangyte-Câu chuyện khá xúc động có thật mà tôi từng chứng kiến sau một đêm dài đưa người nhà đi cấp cứu tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương.
  • Cách đây 5 tháng tôi bị chấn thương vùng đầu dẫn tới vỡ xương đá và liệt dây thần kinh số VII ngoại biên cả hai bên.
  • Nếu bạn không muốn những thứ này phá hỏng giấc ngủ của mình thì hãy loại chúng ra khỏi giường ngủ.
  • (Mangyte) - Con tôi bị viêm tai giữa và được kê Thuốc nhỏ tai Neocin. Hai mắt của cháu có ghèn, tôi dùng Neocin nhỏ mắt nhưng không thấy đỡ.
  • Con gái tôi hay bị táo bón 2 ngày đi một lần, phân chắc. Tôi nấu khoai lang, nấu chung với bột cho bé ăn hàng ngày.
  • Nếu trẻ bị tiêu chảy mà không uống được Oserol, mẹ có thể tìm cách bù nước cho con bằng những phương pháp sau.
  • Sáng nay, khi ngang qua cửa hàng đồ lót nữ, con trai 6 tuổi của tôi nói rất hồn nhiên Sao nhìn thấy mấy cái này, chim con tự nhiên nó to lên. Ngộ quá. Chúng tôi rất lo lắng. Phải chăng cháu bị dậy thì sớm? Tôi cũng nghe nói các xét nghiệm xác định dậy thì sớm rất đắt phải không Mangyte ? Tôi nên đưa con đến đâu để khám, Mangyte ơi? (Nguyễn Minh Luận,Q.1, TPHCM)
  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY