Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hướng dẫn cụ thể chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà

(MangYTe) – Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 4156/QĐ-BYT ngày 28/8/2021 về việc hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà. Theo đó, người nhiễm COVID-19 được điều trị tại nhà tuân theo những nội dung mà Bộ Y tế đưa ra nhằm hỗ trợ người nhiễm nâng cao thể lực, tránh lây nhiễm trong gia đình, cộng đồng…

Chăm sóc tại nhà đúng cách sẽ không có nhiễm chéo COVID-19 (Ảnh minh họa) 

Theo quyết định 4156 thì để chăm sóc người nhiễm covid-19 tại nhà cần phải thực hiện những nguyên tắc mà bộ y tế hướng dẫn.

Cụ thể, trong gia đình để phòng ngừa lây nhiễm trong gia đình khi có người nhiễm covid-19 cần: cách ly người nhiễm khỏi những người khác; vệ sinh tay thường xuyên; đeo khẩu trang, sử dụng găng tay đúng cách; vệ sinh dụng cụ ăn uống tránh lây nhiễm; vệ sinh bề mặt môi trường sạch sẽ; xử lý đồ vải và vật dụng đúng quy định; quản lý chất thải và dịch tiết đúng cách.

Cách ly người nhiễm khỏi những người khác như bố trí người nhiễm phòng ngủ và phòng vệ sinh riêng, nếu không có thì đánh dấu không gian riêng cho người nhiễm. Luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét với người nhiễm.

Người nhiễm không ăn uống cùng với người khác. Di chuyển ra khỏi khu vực cách ly. Tiếp xúc gần với người khác và với vật nuôi. Không dùng chung bát đĩa, ly uống nước, bộ dụng cụ ăn, khăn tắm hoặc bộ đồ giường với những người khác trong nhà.

Bảo đảm nhà ở thông thoáng. Luôn mở cửa sổ, cửa lỗi đi khi có thể nhằm cho không khí luôn được thay đổi. Không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với các phòng khác. Không để luồng khí thổi từ phòng người nhiễm vào không gian chung. Sử dụng quạt, máy lọc không khí.

Rửa tay thường xuyên. rửa tay là cách giảm lây nhiễm covid-19 tốt nhất. rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước trong tối thiểu 30 giây hoặc dung dịch rửa tay khô có chứa cồn ở nồng độ tối thiểu 60% trong ít nhất 15 giây. thời điểm rửa tay, trước và sau khi nấu ăn. trước và sau khi ăn uống. sau khi ho, hắt hơi, xì mũi. sau khi chạm vào các vật dụng, bề mặt. sau khi đi vệ sinh. sau khi thu dọn rác thải.

Người chăm sóc phải đeo khẩu trang khi ở cùng phòng hoặc không gian với người nhiễm và những người khác. Người nhiễm phải đeo khẩu trang càng nhiều càng tốt, ngay cả khi được cách ly, để giảm thiểu nguy cơ lây truyền vi rút cho những người khác. Các thành viên trong gia đình: Các thành viên khác trong hộ gia đình phải đeo khẩu trang mỗi khi họ ở chung phòng hoặc không gian với người khác…

Ngoài ra, cần phải có những bài tập vận động như tập thở để giúp cải thiện tình trạng khó thở; Các bài tập vận động tại giường; Các bài tập vận động sức bền…

Đối với người bị nhiễm covid-19 chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, để hạn chế diễn biến nặng, nguy kịch người bệnh cần được theo dõi thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Những trường hợp người bệnh nhiễm covid-19 không có triệu chứng hoặc thể nhẹ điều trị tại nhà, việc thực hiện, tuân thủ chế độ dinh dưỡng thật sự cần thiết, dinh dưỡng giúp hỗ trợ và cải thiện “hàng rào” bảo vệ cơ thể như tế bào miễn dịch, các kháng thể, da, niêm mạc hô hấp, niêm mạc dạ dày làm tăng sức đề kháng. khi bị nhiễm, người bệnh thường có dấu hiệu đột ngột bị mất vị giác hoặc khứu giác, làm giảm khả năng ăn uống do vậy cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh thiếu hụt về dinh dưỡng dẫn tới suy dinh dưỡng.

Người bệnh nhiễm covid-19 đều tăng nhu cầu dinh dưỡng do tăng tiêu hao năng lượng, nếu không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ đúng cách ngƣời bệnh sẽ suy dinh dƣỡng nặng. suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ bội nhiễm, bệnh trở nặng, kéo dài thời gian thở máy, tăng chi phí điều trị.

Vì thế cần ăn đủ 3 bữa chính và tăng thêm các bữa phụ; đảm bảo đa dạng các nhóm thực phẩm như tinh bột, sữa, dầu mỡ, rau củ, thịt cá, trứng, các loại hạt…

Không ăn quá nhiều đồ ngọt; không ăn kiêng thực phẩm nếu không bị dị ứng hoặc chỉ ăn theo lời khuyên của bác sĩ; không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng…

 

Hoài Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Bảo vệ pháp luật (https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/y-te/huong-dan-cu-the-cham-soc-nguoi-nhiem-covid-19-tai-nha-111353.html)

Tin cùng nội dung

  • Chiều 20/3 tại Hà Nội, Bộ Y tế đã buổi tổng duyệt công tác y tế phục vụ Hội nghị Đại hội đồng liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU 132) sẽ được khai mạc vào ngày 28/3 tại Hà Nội
  • Trở lại câu chuyện Bộ trưởng Bộ Y tế và con người liệt sĩ Gạc Ma. Việc ban hành một công văn giúp đỡ con gái liệt sĩ vào đúng thời điểm này cho thấy Bộ trưởng thực sự quan tâm đến những mất mát ở Gạc Ma, và, bà đã thực sự xử sự như một chính khách.
  • Bác sĩ Võ Xuân Sơn đã có những dòng chia sẻ trên trang facebook cá nhân của mình về bức thư của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hồi đáp một tâm thư của cô gái trẻ đang mắc căn bệnh ung thư vú gai đoạn cuối. Suckhoedoison.vn xin gửi tới bạn đọc những chia sẻ của bác sĩ dưới đây.
  • Sau bức tâm thư trên trang Fanpage gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến với nguyện vọng được làm việc gần nhà để chăm sóc gia đình...
  • Vào thời điểm này, khí hậu đang trong giai đoạn chuyển mùa, độ ẩm cao, nhiệt độ không khí luôn thay đổi là điều kiện rất thuận lợi cho các loại nấm mốc phát triển.
  • Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ) vừa giới thiệu một số hướng dẫn về khám bệnh theo giới tính và độ tuổi, trong đó đặc biệt chú ý đến 9 loại bệnh thường gặp sau đây.
  • Cháu 15 tuổi, mới có kinh nguyệt vài tháng nay.
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY