Tin tức hôm nay

Tin tức

Hướng dẫn mới điều trị bệnh thận mạn giai đoạn cuối trong dịch Covid-19

Hướng dẫn mới vừa được Bộ Y tế ban hành có mục tiêu bảo đảm an toàn và hiệu quả điều trị cho người bệnh lọc máu trong đại dịch Covid-19, đồng thời hướng dẫn các nhân viên y tế thực hiện công tác phòng, chống Covid-19 và điều trị, quản lý người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối tại các cơ sở y tế.

Chiều 10-3, cục quản lý khám chữa bệnh tổ chức hội thảo triển khai “hướng dẫn điều trị, quản lý bệnh thận mạn giai đoạn cuối trong dịch covid-19” do thầy Thu*c nhân dân, pgs, ts lương ngọc khuê – phó chủ tịch hội đồng y khoa, cục trưởng cục quản lý khám, chữa bệnh chủ trì.

Bệnh thận mạn đang gia tăng trên thế giới, cũng như tại việt nam. nhu cầu điều trị lọc máu tăng cao, có nguy cơ vượt quá khả năng đáp ứng của các trung tâm/khoa, đơn vị thận nhân tạo trong các bệnh viện. hơn nữa, trong bối cảnh dịch covid-19 gia tăng các bằng chứng khoa học cho thấy người mắc bệnh mạn tính, người cao tuổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn bởi tác động của dịch bệnh. người bệnh lọc máu được xếp vào nhóm có nguy cơ cao với bệnh truyền nhiễm, bởi đây là những người bệnh dễ bị tổn thương có nhiều bệnh mắc kèm và kèm rối loạn chức năng miễn dịch liên quan đến suy thận.

Hội thảo đã cập nhật các hướng dẫn chuyên môn cho các bác sĩ trong khám, chữa bệnh, đặc biệt thay đổi cách tiếp cận trong chẩn đoán, điều trị bệnh đáp ứng với tình hình dịch bệnh covid-19 đã và đang ảnh hưởng đến toàn cầu và tại việt nam.

Hội thảo này cũng là một sự kiện quan trọng hưởng ứng Ngày Thận Thế giới (ngày 11-3) - là một chiến dịch toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thận.

Trong khi đó, đại dịch covid-19 đòi hỏi các biện pháp cách ly an toàn trong phòng ngừa dịch bệnh đã tạo thêm áp lực cho hệ thống y tế và nhân viên y tế. hiểu rõ những khó khăn và nguy cơ tiềm ẩn đối với nhóm bệnh nhân bị tác động nhiều hơn của đại dịch covid-19 là người bệnh thận giai đoạn cuối, bộ y tế đã ban hành “hướng dẫn điều trị, quản lý bệnh thận mạn giai đoạn cuối trong dịch covid-19”.

Phát biểu tại hội thảo, pgs, ts lương ngọc khuê – cục trưởng đã nhấn mạnh “tài liệu chuyên môn “hướng dẫn điều trị, quản lý bệnh thận mạn giai đoạn cuối trong dịch covid-19” do bộ y tế ban hành với mục tiêu bảo đảm an toàn và hiệu quả điều trị cho người bệnh lọc máu trong đại dịch covid-19, đồng thời, hướng dẫn các nhân viên y tế thực hiện công tác phòng, chống covid-19 và điều trị, quản lý người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối tại các cơ sở y tế nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm covid-19, giảm áp lực lên hệ thống y tế cũng như an toàn cho nhân viên y tế, người bệnh, người nhà và toàn xã hội.

Bsckii tạ phương dung - phó chủ tịch hội thận học, tp hồ chí minh chia sẻ, hướng dẫn này đề cập tới ưu tiên lọc màng bụng tại nhà để người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối được điều trị, duy trì cuộc sống và an toàn hơn trong việc đối phó với đại dịch covid-19.

“thực hiện lọc màng bụng tại nhà cho người bệnh có nhiều lợi ích so với phương pháp chạy thận nhân tạo tại đơn vị lọc máu như người bệnh được điều trị tại nhà, giảm tần suất đến bệnh viện khám; giảm nguy cơ lây nhiễm; chủ động thời gian điều trị; giảm tải bệnh viện, giảm nguy cơ cho nhân viên y tế và cộng đồng và người bệnh tự thực hiện được lọc màng bụng”, bs dung cho hay.

Năm 2021 Ngày Thận Thế giới có chủ đề “Sống khỏe với bệnh thận”, nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức về gánh nặng ngày càng tăng của các bệnh thận trên toàn thế giới và phấn đấu vì sức khỏe thận cho mọi người, mọi nơi và nhằm giáo dục và nâng cao nhận thức về quản lý triệu chứng hiệu quả và trao quyền cho bệnh nhân, với mục tiêu cuối cùng là khuyến khích người bệnh tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa trong cuộc sống.

Bệnh thận mạn tính là một bệnh không lây nhiễm thường gây ra bởi đái tháo đường và tăng huyết áp là một vấn đề sức khỏe công cộng nghiêm trọng. theo lancet, trong năm 2017, trên toàn cầu tỷ lệ hiện mắc bệnh thận mạn tính là 9,1%. Tu vong do bệnh thận mạn tính và Tu vong do bệnh tim mạch do suy giảm chức năng thận đã gây ra 4,6% Tu vong trên toàn cầu vào năm 2017. bệnh thận mạn tính trở thành nguyên nhân Tu vong đứng hàng thứ 12 trên toàn cầu trong năm 2017.

Hậu quả đầu tiên của bệnh thận mạn tính: bệnh nếu không được phát hiện là nguy cơ mất chức năng thận tiến triển có thể dẫn đến suy thận (còn gọi là bệnh thận giai đoạn cuối, esrd) có nghĩa là cần phải điều trị lọc máu thường xuyên hoặc ghép thận để tồn tại. hậu quả thứ hai của bệnh thận mạn tính là nó làm tăng nguy cơ Tu vong sớm do các bệnh tim mạch liên quan (đau tim và đột quỵ).

Nhưng bệnh thận mạn có thể điều trị được nếu được phát hiện sớm và xử trí thích hợp, sự suy giảm chức năng thận có thể được làm chậm lại hoặc thậm chí ngừng lại, và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch liên quan. không có cách chữa khỏi bệnh thận mạn tính. các phương pháp điều trị chính là chế độ ăn uống thích hợp và Thu*c, lọc máu lâu dài hoặc ghép thận.

    Nhiều ca suy thận, chạy thận nhân tạo khỏi bệnh Covid-19

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/huong-dan-moi-dieu-tri-benh-than-man-giai-doan-cuoi-trong-dich-covid-19-638018/)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY