Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2021: Ưu tiên chăm sóc sức khỏe sinh sản cho tất cả mọi người

MangYTe - Ngày Dân số Thế giới năm nay hướng đến kêu gọi các quốc gia ưu tiên sức khỏe sinh sản và quyền cho tất cả mọi người thông qua việc tiếp cận thông tin, dịch vụ trước sự thay đổi về mức sinh, nhân khẩu học trong bổi cảnh bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Nâng cao nhận thức của toàn thế giới về các vấn đề dân số toàn cầu

Tuyên bố mới nhất của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) về Ngày Dân số Thế giới năm nay đã nhấn mạnh: Đại dịch COVID-19 có thể có những tác động lâu dài đối với vấn đề dân số. Với một số người, đại dịch đã dẫn đến quyết định trì hoãn việc có con. Với một số người khác thì do gián đoạn trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên có thai ngoài ý muốn.

Trao đổi với báo chí về chủ đề này, bà Naomi Kitahara - Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết: Trong năm COVID-19 thứ hai, một số nước trên thế giới đang phục hồi và hy vọng quay trở lại trạng thái bình thường, trong khi những quốc gia khác vẫn đang phải vật lộn trong cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2.

Đại dịch đã làm quá tải hệ thống chăm sóc sức khỏe, ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin, dịch vụ sức khỏe sinh sản và sức khỏe T*nh d*c. "trong khi những người có khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe T*nh d*c đã từng hoãn việc sinh con thì trong tình hình bất ổn về tài chính hay khủng hoảng, việc gián đoạn cung cấp các phương tiện Tr*nh th*i cộng hưởng với lệnh phong tỏa dự đoán sẽ gia tăng số ca mang thai ngoài ý muốn giữa các nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất" - bà naomi kitahara bày tỏ sự lo ngại.

Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam trao bộ đồ thiết yếu cho phụ nữ tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và TP.HCM, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4. Ảnh: UNFPA

Theo một nghiên cứu của UNFPA thực hiện vào hồi tháng 3, ước tính 12 triệu phụ nữ trên thế giới đã gặp gián đoạn trong tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

Trong đại dịch, những gián đoạn cung cấp dịch vụ sức khỏe T*nh d*c và sức khỏe sinh sản lại càng trở nên trầm trọng hơn khi các dịch vụ này ở nhiều nước bị coi là không thiết yếu. có những lo ngại rằng cuộc khủng hoảng đại dịch có thể bị lợi dụng như một cái cớ để hạn chế hoặc từ chối tạo điều kiện cho việc ra quyết định, tự do đi lại hoặc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của phụ nữ và trẻ em gái.

Nhân ngày Dân số Thế giới, UNFPA đã kêu gọi: Chúng ta hãy hành động để xóa bỏ những khoảng cách này vì các dịch vụ sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ T*nh d*c là hết sức thiết yếu. Thậm chí nếu hệ thống chăm sóc sức khỏe có khó khăn tới đâu thì những dịch vụ này không thể bị coi nhẹ. Bất cứ sự trì hoãn nào cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của phụ nữ và trẻ em gái. Những hậu quả đó có thể kéo dài trong suốt cuộc đời của họ.

Hỗ trợ việc cung cấp liên tục và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Kể từ khi đại dịch bùng phát, unfpa đã phối hợp hiệu quả với các đối tác của chính phủ việt nam như bộ y tế, bộ lao động-thương binh và xã hội, bộ nội vụ, các tổ chức đoàn thể... cũng như khu vực tư nhân để hỗ trợ việc cung cấp liên tục và sử dụng các dịch vụ sức khỏe T*nh d*c và sức khỏe sinh sản cho các nhóm dân số dễ bị tổn thương, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng nhân đạo như lũ lụt và sạt lở đất liên tiếp xảy ra ở các tỉnh miền trung trong năm qua.

Bà naomi kitahara cho biết thêm: trong những năm tới, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động can thiệp đổi mới sáng tạo nhằm giảm tình trạng Tu vong mẹ và giải quyết nhu cầu kế hoạch hóa gia đình chưa được đáp ứng cho người dân tộc thiểu số, người lao động nhập cư, thanh niên dễ bị tổn thương và người khuyết tật.

UNFPA hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái, những người có nguy cơ là nạn nhân của bạo lực giới trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Ảnh: UNFPA

Cũng nhân Ngày Dân số Thế giới, bà Naomi Kitahara khẳng định về việc cần thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ và nâng cao giá trị của trẻ em gái trong mắt cha mẹ và cộng đồng, cải thiện khả năng tiếp cận hỗ trợ pháp lý cho phụ nữ, thu hút sự tham gia của nam giới trong việc thiết lập các thực hành gia đình mới và chấm dứt phân biệt đối xử với phụ nữ, trẻ em gái.

Bên cạnh đó, người đại diện cho unfpa tại việt nam cũng nhấn mạnh việc đảm bảo dịch vụ thiết yếu cho người cao tuổi trong đại dịch. bởi, người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi và người cao tuổi khuyết tật, có nguy cơ cao nhất và bị ảnh hưởng đáng kể bởi các tình huống khủng hoảng và khẩn cấp như đại dịch covid-19. khoảng 95% người cao tuổi có bệnh lý nền, mãn tính, điều này càng khiến họ dễ chịu những tác động tiêu cực của đại dịch covid-19.

Năm 2020, dân số việt nam ước tính tăng lên hơn 97,2 triệu người; trong đó, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên chiếm 8% (7,78 triệu người).

Theo ước tính, đến năm 2036, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia dân số già, trong đó dân số từ 65 tuổi trở lên sẽ chiếm 14% tổng dân số.

Trong bối cảnh này, điều quan trọng là các dịch vụ bảo trợ xã hội, dịch vụ thiết yếu cho người cao tuổi phải được mở rộng và không bị gián đoạn trong thời kỳ khủng hoảng.

UNFPA kêu gọi xây dựng khung pháp lý và chính sách thông qua cách tiếp cận vòng đời, mang tính chuyển đổi về giới để bảo vệ các cá nhân từ thanh niên đến người cao tuổi, đồng thời trao quyền cho họ và thúc đẩy hòa nhập xã hội trong các bối cảnh phát triển và nhân đạo, đặc biệt liên quan đến khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình, cơ hội việc làm, an ninh tài chính.

V.Đức - M.Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/dan-so/huong-ung-ngay-dan-so-the-gioi-11-7-2021-uu-tien-cham-soc-suc-khoe-sinh-san-cho-tat-ca-moi-nguoi-20210711102305737.htm)

Tin cùng nội dung

  • Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người già bị táo bón nhiều hơn. Để đề phòng, nên ăn nhiều rau quả, vận động thường xuyên…
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Alzheimer là bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ). Người bệnh có dấu hiệu sớm nhất là hay quên, nói lẫn lộn, nói lắp rồi dần dần mất trí nhớ, trầm cảm, ngớ ngẩn.
  • Ngược đãi người cao tuổi là khi người nào đó lợi dụng hoặc gây hại cho người cao tuổi. Ngược đãi người cao tuổi có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Tìm hiểu thêm
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY