Ẩm thực hôm nay

Hương vị quê hương: Rau lang luộc chấm mắm cà chua

Gió nam hây hẩy lướt qua cỏ cây cho ngọn rau lang mơn mởn trong vườn nhà. Nắng hanh vàng cho chùm cà chua chín đỏ ẩn mình trong lá xanh.

Loại rau dân dã ấy được người dân quê tôi chế biến món ăn mang hương vị đặc trưng tạo nên dư vị khó phai. Đấy là món ngọn chấm mắm cà chua bao đời nuôi sống người dân quê thuở còn gian khó. Và, giờ là món ăn được nhiều người ưa chuộng sau những bữa tiệc thừa mứa sơn hào hải vị.

Ngọn lang nên chế biến món ăn sau khi hái vì để lâu sẽ cứng và mất đi vị ngọt dịu ẩn trong những mầm rau tươi xanh. Nhẹ tay rửa rau qua nước rồi vớt ra rổ cho ráo. Chọn quả khía chín mọng rửa sạch rồi cho vào tô đặt trong nồi hấp cách thủy trước khi trộn với mắm. Giống này trái lớn với những rãnh bên thân, hương thơm thoang thoảng gọi mời.

Khi luộc phải khéo léo để rau không sượng và giữ vị ngọt lành. Nước sôi sùng sục trên bếp thì cho ít muối hạt và ngọn lang vào nồi rồi dùng đũa trở nhẹ để rau mềm mại. Khi rau vừa chín, nhấc xuống khỏi bếp và vớt ra đĩa. Nước mắm mặn mà pha với ít đường, cùng ớt và tỏi băm nhỏ. Cà chua hấp chín lột vỏ rồi múc phần thịt trộn vào tô mắm. Rau xanh đặt cạnh mắm đỏ trông thật bắt mắt.

Dùng đũa gắp những cọng rau xanh non chấm vào mắm cà rồi chậm rãi đưa vào miệng thưởng thức. Vị mặn của mắm, chua dịu từ cà hòa cùng vị ngọt của đường, quyện với vị cay của ớt lẫn hương thơm của tỏi làm tê tê đầu lưỡi. Cắn vỡ cọng rau thêm vị chát dịu xen lẫn ngọt lành. Những riêng quyện vào nhau tựa bao suối nhỏ góp nước thành sông đong đầy cảm xúc.

Rau lang luộc chấm mắm được "ưu ái" trong suốt bữa cơm. Con trẻ lần đầu thưởng thức đưa chén xin cha bới thêm cơm rồi gắp rau chấm vào mắm ăn ngon lành.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/huong-vi-que-huong-rau-lang-luoc-cham-mam-ca-chua-1189873.html)

Tin cùng nội dung

  • Kết quả nghiên cứu tiết lộ, nam giới duy trì ăn cà chua trong 10 bữa mỗi tuần có khả năng giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến 18%.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.