Cô Viên 35 tuổi, sống ở ngoại ô Vũ Hán, có cậu con trai Gia Gia 7 tuổi, học lớp 2. Gia Gia rất hoạt bát, đáng yêu, thường được mọi người coi là "đứa con hiếu thuận", nhưng cứ đến giờ làm bài tập, cậu lại như người mất hồn.
Vào tối ngày 10/12, gia gia làm bài tập đến 9 giờ tối vẫn chưa hoàn thành, cô viên lên kiểm tra và rất tức giận khi gia gia trả lời sai các câu hỏi. cô đã kiềm chế cảm xúc, kiên nhẫn giải thích cho con hiểu và thúc giục con sửa chữa. cô viên nhớ lại, có một câu hỏi dù đã phân tích nhiều lần nhưng đứa trẻ vẫn trả lời sai, khi ngẩng đầu lên thì nhìn thấy cậu con trai đang nhìn lơ đãng, rõ ràng không tập trung, cô rất tức giận.
Cô viên nói: "đã 10 giờ rồi, bài tập vẫn chưa làm xong, bản thân tôi còn rất nhiều việc chưa làm, nghĩ đến hôm sau phải dậy sớm, thực sự rất mệt mỏi". sau đó cô viên đã giơ tay vừa hét vừa tát vào mặt cậu con trai. gia gia khóc lớn, sau đó ho dữ dội, còn có biểu hiện nôn ói, cơn tức giận của cô viên lắng xuống.
Có một câu hỏi dù đã phân tích nhiều lần nhưng đứa trẻ vẫn trả lời sai, khi ngẩng đầu lên thì nhìn thấy cậu con trai đang nhìn lơ đãng, rõ ràng không tập trung, cô rất tức giận (ảnh minh họa).
Hôm sau, khi gia gia bình tình lại mới nói với mẹ rằng, chiếc răng cửa bị lung lay đã không còn ở trong miệng. nghĩ lại cảnh tượng buổi tối hôm trước, người mẹ đoán rằng có thể khi gia gia khóc to đã vô tình nuốt chiếc răng vào miệng, nhưng may mắn nhịp thở lúc đó của đứa trẻ vẫn bình thường. sau đó gia gia lại bắt đầu ho, đặc biệt là khi chạy vài bước trên đường sau khi tan học, cơn ho càng nặng hơn.
Gia gia được bố mẹ cho đến bệnh viện địa phương khám, xét nghiệm máu cho thấy chỉ số viêm cao, tiêm Thu*c vài ngày cũng không có chuyển biến. căn cứ vào bệnh sử, bác sĩ suy đoán nhiều khả năng chiếc răng đã mắc kẹt vào khí quản và đề nghị chuyển bé đến bệnh viện nhi vũ hán càng sớm càng tốt. vào tối ngày 15/12, gia đình đã đưa gia gia đến bệnh viện nhi vũ hán.
Chụp ct phổi cho thấy có bóng dị vật mật độ cao ở vùng dưới phổi phải của trẻ, làm tắc phế quản. căn cứ vào bệnh sử, bác sĩ nghi ngờ dị vật chính là chiếc răng cửa mà cháu bé đã bị rụng cách đây 5 ngày. những ngày qua, bệnh nhi trong tình trạng thiếu oxy, chỉ có phổi trái mới thực sự "hoạt động", nên cần phải loại bỏ dị vật càng sớm càng tốt. đêm đó, bác sĩ lâm gia huệ và bác sĩ châu trường lộ từ khoa tai mũi họng của bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật cho đứa trẻ.
Hình ảnh chiếc răng mắc kẹt trong phế quản bé.
Bác sĩ cho biết, xét thấy đứa trẻ còn nhỏ nên để trẻ hồi phục nhanh nhất với chấn thương tối thiểu, bác sĩ vẫn quyết định phẫu thuật nội soi để lấy dị vật. Bác sĩ Lâm Gia Huệ kể lại, do dị vật nằm sâu nên rất khó tiếp xúc, một mặt mức độ gây tê rất cao, mặt khác bề mặt men răng rất nhẵn, dị vật khó có thể kẹp ra ngoài một cách thuận lợi. Sau 90 phút, ca mổ kết thúc và lấy dị vật đã được lấy ra ngoài.
Do dị vật mắc kẹt quá lâu, phổi của Gia Gia sưng to, có hạt viêm và mủ, bác sĩ đã tiến hành rửa phế nang cho bệnh nhi. Vợ chồng cô Viên đã rất sợ hãi trong quá trình chờ đợi ca phẫu thuật, khi biết tin con đã an toàn, cô Viên bật khóc: "Tôi thật sự hối hận và có lỗi với con trai, tôi tự hứa với bản thân phải bình tĩnh và không bao giờ đánh con nữa".
Hình ảnh chiếc răng được bác sĩ lấy ra từ cơ thể cậu bé 7 tuổi
Các chuyên gia nhắc nhở cha mẹ không nên quá nóng nảy, bạo hành chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Bác sĩ Lâm Gia Huệ cũng chia sẻ một trường hợp, người cha đánh vào mặt và tai của con, khiến đứa trẻ bị thủng màng nhĩ. Trường hợp khác, vào cấp cứu tại bệnh viện, một người cha bế đứa trẻ đang máu chảy nhiều trên đầu và vết thương sâu, khi hỏi thì mới biết người cha đánh con bằng khóa xe máy vì làm bài tập sai.
Bác sĩ Lâm nhắc nhở các bậc phụ huynh rằng việc học của trẻ là một "cuộc đua đường dài", mang tính tích lũy và từ từ. Bạo lực không thể giải quyết được vấn đề, nhưng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần của trẻ. Mong rằng các bậc cha mẹ đừng quá nóng giận mà gây ra những hậu quả không thể khắc phục được.
Hạ Trung Phương, Giám đốc Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi Vũ Hán cho biết, cha mẹ chăm sóc trẻ khi nghi ngờ có dị vật trong khí quản, một mặt cha mẹ nên chủ động vỗ lưng để tiến hành điều trị bổ trợ, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Ngoài ra, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt, cố gắng giữ trẻ nằm thẳng và giữ cho đường hô hấp của trẻ được thông thoáng.
Chủ đề liên quan:
bà mẹ bài tập về nhà chiếc răng của bé dạy con dạy con học gãy răng mẹ đánh con mẹ tát con phế quản tức giận Vào phế quản