Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Kawasaki: Căn bệnh nguy hiểm với trẻ em

Bệnh Kawasaki được đặt theo tên một vị giáo sư người Nhật Bản - người đã phát hiện ra căn bệnh này đầu tiên.

Kawasaki là bệnh sốt có phát ban cấp tính kèm viêm không đặc hiệu các mạch máu kích thước nhỏ đến trung bình. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và gây biến chứng như viêm cơ tim, phình giãn động mạch vành gây nhồi máu cơ tim, suy vành mạn tính về sau.

Bệnh thường rầm rộ và đa dạng giống nhiều bệnh khác, đôi khi tiến triển lâm sàng tự thoái lui nên dễ bỏ sót, không được theo dõi và điều trị. Bệnh có xu hướng gia tăng tại các nước phát triển và tần suất gặp nhiều hơn ở châu Á. Tại Nhật Bản, hàng năm gặp từ 215 - 218 trường hợp trên 100.000 trẻ dưới 5 tuổi.

Đến nay chưa rõ nguyên nhân gây Kawasaki nhưng hướng nhiều đến bệnh có nguồn gốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc kết hợp với yếu tố môi trường và chủng tộc. Tác nhân nhiễm khuẩn được cho là vi khuẩn tụ cầu, liên cầu hoặc xoắn khuẩn hay chủng virut nào đó. Tác nhân không nhiễm khuẩn như Thu*c sâu, kim loại nặng, các chất tẩy rửa hóa học.

Tiêu chuẩn để xác định chẩn đoán bệnh là bệnh nhân sốt kéo dài trên 5 ngày kèm theo 4/5 tiêu chuẩn như: Viêm kết mạc 2 bên không sinh mủ. Ban đỏ đa dạng toàn thân. Sưng hạch cổ không hóa mủ hay đổi nêm mạc miệng: môi đỏ, mọng hoặc rỉ máu, phù đỏ khoang miệng, lưỡi đỏ nổi gai “lưỡi dâu tây”. Thay đổi đầu chi: Giai đoạn cấp: phù nề mu tay mu chân, đỏ tía gan bàn tay bàn chân; Giai đoạn bán cấp: bong da đầu ngón tay, đầu ngón chân.

Các biểu hiện của bệnh Kawasaki.

Kawasaki là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tim ở trẻ em. Khoảng một trong năm người với căn bệnh này sẽ phát triển bệnh tim.

Biến chứng tim bao gồm: viêm cơ tim. Vấn đề van tim (van hai lá hở). Nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim). Viêm mạch máu (viêm mạch), thường là các động mạch vành cung cấp máu cho tim.

Bất kỳ những biến chứng nào cũng có thể gây ra sự cố về tim. Viêm động mạch vành có thể dẫn đến suy yếu và phồng lên của thành động mạch (aneurysm). Phình mạch làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và ngăn chặn các động mạch, có thể dẫn đến một cơn đau tim hoặc gây chảy máu nội bộ đe dọa tính mạng.

Đối với một tỷ lệ phần trăm nhỏ của những trẻ em phát triển các vấn đề về động mạch vành, Kawasaki là bệnh gây Tu vong ngay cả với điều trị. Ngoài ra, có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây bệnh viêm gan, vàng da, men gan tăng hay viêm màng não...

Để giảm nguy cơ biến chứng, cần điều trị cho bệnh Kawasaki càng sớm càng tốt sau khi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng, trong khi vẫn bị sốt. Nguyên tắc chung là điều trị triệu chứng để giảm sốt, viêm nhiễm, giảm suy tim. Phòng ngừa và điều trị các biến chứng, đặc biệt biến chứng mạch vành.

Theo dõi ít nhất 6 - 12 tháng với mọi bệnh nhân. Kiểm tra công thức máu, tốc độ lắng máu và CRP hàng tháng, trong 2 tháng đầu. Siêu âm tim đánh giá động mạch vành trong tuần thứ 4, 8 và sau 6 tháng. Nếu có tổn thương động mạch vành tiếp tục điều trị aspirin tới khi kích thước động mạch vành về bình thường. Trường hợp động mạch vành phình giãn lớn, đường kính trên 8mm hoặc hẹp động mạch vành nên dùng heparine và kháng vitamin K để phòng nghẽn mạch và nhồi máu cơ tim.

Trước tiên, các bà mẹ trẻ cần biết rõ những thông tin về bệnh để tránh nhầm lẫn với bệnh khác (tưởng trẻ sốt vì mọc răng, nghi ngờ sốt xuất huyết, nghi ngờ viêm mắt đỏ).

Cách duy nhất để bảo vệ trẻ là luôn cẩn thận theo dõi khi con bị sốt kéo dài. Chỉ cần sốt 2-3 ngày chưa khỏi, trẻ cần được phụ huynh đưa đến bệnh viện thay vì chủ quan chỉ chăm sóc tại nhà. Nếu được phát hiện bệnh trong vài ngày đầu thì không nguy hiểm vì bệnh có thể được điều trị hiệu quả. Đặc biệt, nếu phát hiện bệnh trong vòng 10 ngày kể từ khi mắc phải, các bác sĩ có thể ngăn ngừa biến chứng ở tim.

Trường hợp việc điều trị bệnh tiến triển tốt, thì khoảng 48 giờ sau điều trị, bệnh sẽ lui dần, trẻ hết sốt và có thể về nhà. Tuy nhiên, một khi trẻ đã mắc bệnh thì cần phải được tái khám suốt đời.

BS.Trần Văn Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/kawasaki-can-benh-nguy-hiem-voi-tre-em-n151714.html)
Từ khóa: kawasaki

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Bệnh Kawasaki là một căn bệnh mà trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi) có thể mắc phải. Bệnh có thể có các triệu chứng như sốt, nổi phát ban, đỏ mắt, sưng hạch bạch huyết cũng như đau khớp xương và các triệu chứng tim mạch.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY