Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Kết hợp đông, tây y trong điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Những hiểu biết về cơ chế bệnh sinh của y học hiện đại giúp cho các thầy Thu*c y học cổ truyền có thêm kiến thức để kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng…

Viêm loét dạ dày – tá tràng do nhiều nguyên nhân gây nên như: Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), sử dụng Thu*c giảm đau chống viêm không steroid, steroid, rượu, cà phê, Thu*c lá, căng thẳng tinh thần... Trong đó nhiễm HP là nguyên nhân chủ yếu và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm loét dạ dày tá tràng. HP có mặt với một tỷ lệ khá cao vào khoảng 70% - 80% trong bệnh lý viêm loét dạ dày.

Một số điểm liên hệ giữa hình ảnh nội soi dạ dày và chứng trạng theo y học cổ truyền:

-Niêm mạc dạ dày xung huyết, loét trợt, gồ lên và dịch mật trào ngược vào dạ dày, phần nhiều là triệu chứng nhiệt, chứng thực.

- Niêm mạc dạ dày trắng xanh phù đỏ xen lẫn, nhưng trắng là chủ yếu, phần nhiều là triệu chứng hàn, hư.

- Niêm mạc dạ dày giảm tiết, khô phần nhiều là âm dịch suy hao.

- Niêm mạc dạ dày tăng tiết, loãng phần nhiều là đàm thấp.

- Môn vị co giãn không điều hòa phần nhiều là can vị bất hòa.

Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống. Y học cổ truyền chia chứng vị quản thống làm các thể: Can khí phạm vị, vị âm hư suy và tỳ vị hư¬ hàn. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả một số bài Thu*c và phương pháp không dùng Thu*c của y học cổ truyền có hiệu quả tốt trong điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng thể can khí phạm vị.

Thể can khí phạm vị còn gọi là can vị bất hòa, can khắc tỳ, can mộc khắc tỳ thổ… thường chia ra 3 thể nhỏ:

Thể khí trệ (khí uất)

Triệu chứng: Đau vùng thượng vị từng cơn; đau lan ra hai mạng sườn, xuyên ra sau lưng; bụng đầy chướng, ấn thấy đau (cự án), ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mỏng, mạch huyền.

Phương pháp chữa: Hòa can lý khí (sơ can giải uất, sơ can hòa vị).

Các cây Thu*c có trong bài Thu*c bột lá khôi chữa bệnh thể khí trệ.

Bài Thu*c

Bài 1: Bột lá khôi: Lá khôi 10g, nhân trần 12g, chút chít 10g, lá khổ sâm 12g, bồ công anh 12g. Tán bột mỗi ngày uống 30g với nước sôi để nguội.

Bài 2: Bột mai mực: Mai mực, gạo tẻ, cam thảo, hoàng bá, hàn the phi, kê nội kim, mẫu lệ nung. Thành phần bằng nhau, tán bột uống mỗi ngày 20 - 30g.

Bài 3: Sài hồ sơ can thang: Sài hồ 12g, xuyên khung 8g, chỉ xác 8g, hương phụ 8g, bạch thược 12g, thanh bì 8g, cam thảo 6g. Sắc uống, ngày một thang.

Châm cứu

Châm tả các huyệt: Thái xung, tam âm giao, túc tam lý, trung quản, thiên khu, can du, tỳ du, vị du.

Châm loa tai: Vùng dạ dày, giao cảm.

Thể hỏa uất

Triệu chứng: Vùng thượng vị đau nhiều, đau rát, cự án, miệng khô đắng, hay ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

Phương pháp chữa: Sơ can tiết nhiệt (thanh can hòa vị).

Bài Thu*c

Bài 1: Thổ phục linh 16g, vỏ bưởi bung 8g, lá độc lực 8g, nghệ vàng 12g, bồ công anh16g, kim ngân 12g. Sắc uống, ngày một thang.

Bài 2: Hoàng cầm 16g, mai mực 20g, sơn chi 12g,    mạch nha 20g, hoàng liên 8g, cam thảo 6g, ngô thù 2g, đại táo 12g. Sắc uống, ngày một thang.

Bài 3: Sài hồ sơ can thang gia thêm xuyên luyện tử 6g, mai mực 16g.

Bài 4: Hóa can tiễn phối hợp với bài tả kim hoàn gia giảm: Thanh bì 8g, bạch thược 12g, chi tử 8g, đan bì 8g, trần bì            6g, hoàng liên 8g, trạch tả 8g. Sắc uống, ngày một thang.

Châm cứu

Châm tả các huyệt như đã nêu ở thể khí trệ, thêm huyệt nội đình, hợp cốc, nội quan.

Châm loa tai: Như ở thể khí trệ.

Thể huyết ứ

Triệu chứng: Đau dữ dội ở một vị trí nhất định vùng thượng vị, cự án (ấn tay vào đau tăng thêm) chia làm hai loại thực chứng và hư chứng:

Thực chứng: Nôn ra máu, đi ngoài phân đen, môi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác hữu lực (bệnh thể cấp).

Hư chứng: Sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi, chân tay lạnh, môi nhợt. Chất lưỡi bệu có điểm ứ huyết, rêu lưỡi nhuận, mạch hư đại hoặc tế sáp (bệnh thể hoãn).

Phương pháp chữa:

Thực chứng: Thông lạc hoạt huyết hay lương huyết chỉ huyết.

Hư chứng: Bổ huyết chỉ huyết.

Bài Thu*c

Thực chứng

Bài 1: Bằng sa 60g, uất kim 40g, bạch phàn 60g. Tán bột làm viên, một ngày uống 10g, chia làm 2 lần.

Bài 2: Sinh địa 40g, cam thảo 6g, hoàng cầm 12g,    bồ hoàng 12g, trắc bá diệp 16g, chi  tử 8g, a giao 12g. Sắc uống, ngày một thang.

Hư chứng

Bài 1: Đảng sâm 16g, kê huyết đằng 12g, hoài sơn    12g, rau má12g, ý dĩ 12g, cam thảo dây 12g, hà thủ ô 12g,đỗ đen sao 12g, huyết dụ12g. Sắc uống, ngày một thang.

Bài 2: Hoàng thổ thang gia giảm: Đất lòng bếp (hoàng thổ) 10g,địa hoàng 12g, a giao        12g, cam thảo 12g, phụ tử chế 12g, hoàng cầm 12g, bạch truật 12g, đảng sâm 16g. Sắc uống, ngày một thang.

Châm cứu:

Thực chứng: Châm tả các huyệt can du, tỳ du, thái xung, huyết hải, hợp cốc.

Hư chứng: Cứu các huyệt can du, tỳ du, cao hoang, cách du, tâm du. .

TS. BS. Trần Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ket-hop-dong-tay-y-trong-dieu-tri-viem-loet-da-day-ta-trang-n172604.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY