Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ

Khi con bị suy dinh dưỡng thấp còi, cha mẹ cần quan tâm theo dõi và điều trị kịp thời cộng với một chế độ dinh dưỡng, chăm sóc đặc biệt.
Khi con bị suy dinh dưỡng thấp còi">suy dinh dưỡng thấp còi, cha mẹ cần quan tâm theo dõi và điều trị kịp thời cộng với một chế độ dinh dưỡng, chăm sóc đặc biệt. Nếu tình trạng suy dinh dưỡng">suy dinh dưỡng kéo dài sẽ để lại rất nhiều hậu quả, tác động nghiêm trọng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ.

Dựa vào mức độ suy dinh dưỡng">suy dinh dưỡng của trẻ mà cha mẹ nên có cách chăm sóc riêng. Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng">suy dinh dưỡng nhẹ (độ một và hai) có thể tự điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn hợp lý, khoa học. Bên cạnh đó cần lưu ý:

Tăng dầu mỡ: Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi bát bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có từ một đến hai muỗng canh dầu hoặc mỡ (5 - 10g).

Nấu đặc: Thực phẩm nấu loãng chỉ có phần lớn là nước thì năng lượng sẽ thấp, nhưng nấu đặc trẻ sẽ khó ăn. Do đó nên dùng men amylase (có trong bột mộng bắp, giá đậu, rau mầm...) cho vào chén bột đặc sẽ làm bột lỏng ra, trẻ sẽ dễ ăn hơn.

Tăng bữa ăn: Mỗi ngày cho trẻ ăn 5-6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Nên cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Nên ăn thêm bữa phụ, ví dụ như sau khi ăn bữa chính nếu trẻ ăn ít hơn nửa chén thì cho uống nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua, nửa quả chuối... để cung cấp thêm chất dinh dưỡng và đỡ chán ăn.

Lưu ý: Nên cho trẻ ăn thêm mỗi thứ một nửa so với bình thường để bé ăn vừa sức. Không nên ép ăn hết khi trẻ đã chán vì làm thế, trẻ sẽ nôn ra, dẫn đến sợ ăn và biếng ăn về sau.

Tăng cường chất dinh dưỡng: Chế biến thức ăn cho trẻ đủ chất tức là đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm bột đường, đạm, béo, rau củ trái cây trong mỗi bữa. Chú ý cho bé ăn cả cái chứ không chỉ hầm lấy nước, khi chế biến phải băm nhỏ, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ. Các bé thường ăn nhạt và không thích có nhiều mùi gia vị, những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt băm, cá băm, rau. Tất cả nên xắt nhỏ.

Khi ở trong tình trạng suy dinh dưỡng">suy dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ bị đe dọa do hệ miễn dịch suy giảm khiến các em dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, ốm vặt mỗi khi thời tiết thay đổi. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần chăm sóc con kỹ hơn.

Đảm bảo đồ ăn của trẻ phải được nấu kỹ, ăn ngay sau khi nấu. Không nên cho bé ăn các món đã để ngoài không khí quá 3 giờ dù có hâm lại. Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước và sau khi ăn. Các dụng cụ cần được rửa sạch trước khi chế biến thực phẩm.

Tâm lý cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ mà nhiều phụ huynh không để ý đến. Do đó, cha mẹ cần theo dõi sự phát triển tâm lý của con để có thể tâm sự và hiểu rõ bé hơn. Người thân nên âu yếm, vỗ về, biểu lộ tình cảm trìu mến, yêu thương trẻ. Các em cần được khích lệ, chuyện trò, nô đùa, như thế sẽ tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Mọi người nên tránh những cử chỉ, lời nói thô bạo trước mặt trẻ.

Điều quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng">suy dinh dưỡng là cha mẹ cần thật kiên trì, không nên nóng vội mà nản chí.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-khac-phuc-tinh-trang-suy-dinh-duong-thap-coi-o-tre-18372.html)

Tin cùng nội dung

  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Một khảo sát mới đây trên 3.000 học sinh cho thấy, 85% số trẻ em thành thị phải học thêm.
  • Bệnh này thuộc chứng cam tích trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.