Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Khám sàng lọc trước tiêm vắcxin phòng bệnh cho trẻ em

Việc tiêm chủng vắcxin dự phòng các bệnh thường gặp ở trẻ em hiện nay là vấn đề rất cần thiết và được mọi người quan tâm.

Tuy vậy để bảo đảm an toàn cho trẻ khi tiêm chủng, việc sàng lọc trước tiêm vắcxin để phát hiện những bất thường là yêu cầu bắt buộc để chủ động có quyết định nên hay không nên tiêm chủng tại thời điểm đó. Cần lưu ý đến vấn đề này để hạn chế nguy cơ tai biến y khoa có thể xảy ra.

Mục đích khám sàng lọc trước tiêm chủng vắcxin

Mục đích của việc khám sàng lọc trước tiêm chủng vắcxin phòng bệnh là một điều quan trọng để phát hiện sự bất thường, bảo đảm đối tượng tiêm chủng đủ điều kiện sức khỏe trước khi tiêm vắcxin và hạn chế tối đa những phản ứng xảy ra sau khi tiêm chủng. Đồng thời việc khám sàng lọc này cũng giúp phát hiện trường hợp cần lưu ý để quyết định cho trẻ có nên tạm hoãn việc tiêm chủng hay không được tiêm chủng một loại vắcxin nào đó. Vì vậy, cha mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ hay người đi tiêm chủng vắcxin và bác sĩ cần hợp tác với nhau để bảo đảm việc tiêm chủng đúng thời điểm, có hiệu quả và an toàn.

Chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng

Chống chỉ định tiêm vắcxin phòng bệnh được áp dụng đối với các trường hợp: trẻ có tiền sử bị sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắcxin vào lần tiêm trước như sốt cao trên 390C kèm theo co giật hoặc có biểu hiện dấu hiệu não hay màng não, tím tái, khó thở. Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan... Trẻ bị suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV/AIDS, bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh được chống chỉ định tiêm chủng các loại vắcxin sống. Các trường hợp chống chỉ định khác được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắcxin.

Ảnh minh họa

Tạm hoãn tiêm vắcxin phòng bệnh được áp dụng đối với các trường hợp: trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê...; chỉ tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ đã ổn định. Trẻ mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng; chỉ tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ đã ổn định. Trẻ bị sốt từ 380C trở lên hoặc hạ thân nhiệt từ 35,50C trở xuống khi đo nhiệt độ ở tại nách. Trẻ mới sử dụng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng, trừ kháng huyết thanh viêm gan B, tạm hoãn tiêm chủng vắcxin sống giảm độc lực. Trẻ đang sử dụng hoặc mới kết thúc đợt điều trị bằng Thu*c corticoid uống hoặc tiêm liều cao; hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày thì tạm hoãn tiêm chủng vắcxin sống giảm độc lực. Trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh hoặc mạn tính kèm theo tăng áp lực động mạch phổi với áp lực từ 40mmHg trở lên. Ngoài ra, các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắcxin.

Trường hợp cần khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện

Đối với các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng vắcxin phòng bệnh tại các cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện, cần phải chuyển lên tuyến trên để được khám sàng lọc trước tiêm chủng và thực hiện việc tiêm chủng tại bệnh viện theo quy định gồm: trẻ có cân nặng dưới 2 ký. Trẻ có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng một loại vắcxin. Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, máu và ung thư chưa ổn định.

Khám sàng lọc trước tiêm chủng vắcxin

Trước khi thực hiện việc tiêm chủng vắcxin phòng bệnh phải hỏi cụ thể về tiền sử và các thông tin có liên quan đến trẻ. Phải đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ hiện tại bằng kiểm tra thân nhiệt, đo nhịp tim, kiểm tra phổi... Sau đó, ghi các thông tin vào bảng kiểm trước tiêm chủng, đồng thời có kết luận và đưa ra chỉ định tiêm chủng phù hợp. Lưu ý toàn bộ các thông tin khám sàng lọc trước khi tiêm chủng vắcxin phòng bệnh phải được lưu trữ đầy đủ qua mỗi lần khám.

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó để bảo đảm sự chính xác cần có sự phối hợp của cha mẹ hoặc của người trực tiếp chăm sóc trẻ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về tiền sử những lần tiêm chủng trước, tình trạng của trẻ hiện tại để giúp bác sĩ đưa ra chỉ định tiêm chủng phù hợp.

Điều cần quan tâm

Thực tế trong thời gian qua, việc tiêm chủng vắcxin phòng bệnh cho trẻ em ở một số địa phương đã gây nên tai biến y khoa đối với một số đối tượng thực hiện, trong đó có trường hợp dẫn đến Tu vong. Vì vậy để hạn chế tai biến này, quy định khám sàng lọc trước tiêm chủng là một vấn đề yêu cầu bắt buộc rất quan trọng và cần thiết. Các cơ sở tiêm chủng vắcxin phòng bệnh dù ở bất cứ tuyến nào cũng cần lưu ý đến đối tượng chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng để bảo đảm sự an toàn. Các cơ sở tiêm chủng ở tuyến ngoài bệnh viện phải chuyển lên bệnh viện các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng để được khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện theo đúng quy định.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/kham-sang-loc-truoc-tiem-vacxin-phong-benh-cho-tre-em-20200220155051455.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY