Hiện nay, tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu hụt dưỡng chất ở trẻ vẫn còn rất cao. Ngay cả đối với những gia đình có điều kiện chăm sóc bé tốt thì tình trạng này vẫn xảy ra. Vậy nguyên nhân do đâu?
Hiện nay, tình trạng suy dinh
dưỡng, thiếu hụt dưỡng chất ở trẻ vẫn còn rất cao. Ngay cả đối với những gia
đình có điều kiện chăm sóc bé tốt thì tình trạng này vẫn xảy ra. Vậy nguyên
nhân do đâu?
Bữa ăn sáng của trẻ
Cũng giống như người lớn, trẻ
luôn cần được ăn sáng đầy đủ. Một bữa sáng đủ chất không những cung cấp cho bé
nguồn năng lượng sau một giấc ngủ đêm dài, mà còn giúp bé trở nên nhanh nhẹn,
linh hoạt hơn trong học tập cũng như trong mọi hoạt động khác.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều
người thường thức dậy muộn và chỉ cho con ăn sáng bằng cách uống sữa, ăn bánh
ngọt… Cứ như vậy trong thời gian dài sẽ tạo ra sự thiếu hụt dưỡng chất ở trẻ.
Một bữa sáng đủ
dinh dưỡng
phải đủ 4 nhóm chất gồm: chất đạm (protein), giúp bộ não hoạt động tốt; một ít
chất béo (lipid) và chất bột đường (carbonhydrate) để tinh thần và thể chất năng
động hơn; một ít rau xanh hay hoa quả tươi để bổ sung thêm vitamin và chất xơ.
Bữa ăn học đường
Nhiều nghiên cứu cho thấy,
bữa ăn học đường là yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng cũng như
khả năng học tập, sáng tạo của trẻ. Ở các thành phố lớn của nước ta hiện nay,
học sinh thường ăn tại trường (bữa ăn trưa và bữa quà chiều). Mỗi bé lại có
thói quen ăn uống khác nhau. Do vậy, sẽ rất dễ xảy ra tình trạng bé bỏ bữa,
lười ăn hoặc ăn không ngon miệng khi ăn tại trường. Nếu tình trạng này kéo dài
thì cân nặng và sự phát triển của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
khẩu phần ăn hằng ngày
Không chỉ đối với người lớn
mà trẻ nhỏ cũng rất cần được cung cấp một chế độ
dinh dưỡng cân đối, hợp lý với
4 nhóm thực phẩm chính.
- Nhóm chất bột đường (bột,
cháo, cơm…) là nguồn cung cấp năng lượng chính trong khẩu phần hằng ngày của
bé.
- Chất đạm (thịt, cá, đậu...)
với chức năng chính là tạo hình như giúp cơ thể bé xây dựng cơ bắp, tạo kháng
thể, đặc biệt là phát triển tế bào não và cung cấp một phần nhỏ năng lượng (14
- 15%).
- Chất béo vừa cung cấp năng
lượng, tăng khả năng ngon miệng lại giúp trẻ hấp thu tốt các vitamin tan trong
chất béo như vitamin A, D, E, K. Vitamin K có nhiều trong cải bó xôi, cải xoăn,
củ cải tươi, cải bẹ xanh, súp lơ…; Vitamin E có nhiều trong các loại củ quả có
màu đỏ như cà chua, cà rốt, các loại hạt, củ như lạc, đỗ; dầu thực vật… Vitamin
A có trong trứng, sữa, tôm, cá, gan các loài động vật. Các loại rau quả có màu
đậm (như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay, rau khoai loang, cần ta, gấc,
cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, củ khoai lang nghệ...) có nhiều caroten, khi vào cơ
thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A.
- Vitamin và khoáng chất đóng
vai trò rất quan trọng với việc phát triển, tăng trưởng, điều hoà các chuyển
hoá trong cơ thể của trẻ cũng như tăng cường sức đề kháng phòng, chống bệnh
tật. Việc thiếu hụt một trong các chất này sẽ dẫn tới tình trạng mất cân bằng
dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt đến sự tăng trưởng và phát triển của bé cả về
thể lực và trí tuệ.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm cho trẻ cũng là điều mà các bậc phụ huynh nên lưu ý. Cần lựa chọn chế biến
cho trẻ những loại thực phẩm tươi ngon, giàu chất
dinh dưỡng và có hạn sử dụng
rõ ràng (với những loại thức ăn đóng hộp).
Bác sĩ Hoàng Văn Phong