Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Khởi động chương trình hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong y khoa giữa Thụy Điển và Việt Nam

Lần đầu tiên một chương trình hợp tác có quy mô lớn về đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa nhiều trường đại học và viện nghiên cứu y học có uy tín của Thụy Điển như Học viện Karolinska,
Lần đầu tiên một chương trình hợp tác có quy mô lớn về đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa nhiều trường đại học và viện nghiên cứu y học có uy tín của Thụy Điển như Học viện Karolinska, Đại học Uppsala, Đại học Linkoping, Đại học Gorteborg, Đại học Ummea cùng với một số trường đại học Y và bệnh viện của Việt nam: Đại học Y Hà Nội, Đại học Y, Dược Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi Trung ương và Đại học Sydney (Australia) đã được khởi động bằng một hội thảo khoa học trong hai ngày 11- 12/11/2015 tại Hà Nội với sự tham gia của Lãnh đạo và các nhà khoa học của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo Bộ Y tế, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y, Dược TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi Trung ương cùng các chuyên gia quốc tế.

chương trình hợp tác sẽ tập trung vào các lĩnh vực y tế đang được quan tâm ở Việt Nam như chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ sơ sinh, nhiễm khuẩn bệnh viện, vi khuẩn kháng kháng sinh, HIV/AIDS, các bệnh không nhiễm trùng, các vấn đề môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe …

Một trong những mục tiêu lớn của chương trình hợp tác là đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế của Việt Nam bao gồm cả năng lực chuyên môn và năng lực nghiên cứu khoa học. Cán bộ y tế của Việt Nam đặc biệt là cán bộ của các bệnh viện nhà trường tham gia chương trình hợp tác có cơ hôi được nghiên cứu, đào tạo sau đại học tại các trường đại học uy tín của Thụy Điển.

chương trình hợp tác là cơ hội quý báu cho các trường đại học Y và bệnh viện của Việt Nam phát triển năng lực nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cũng như phục vụ người bệnh.

Kết quả của chương trình hợp tác sẽ được đánh giá qua từng giai đoạn và hy vọng đây sẽ là cơ sở góp phần giải quyết các vấn đề sức khỏe đang được quan tâm tại Việt Nam.

Bùi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-khoi-dong-chuong-trinh-hop-tac-dao-tao-va-nghien-cuu-khoa-hoc-trong-y-khoa-giua-thuy-dien-va-viet-nam-20722.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Tôi ở xa lên TPHCM khám bệnh, nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có thay đổi giờ làm việc. Kính mong Mangyte tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Mạnh Tiến - Bình Dương)
  • Mangyte ơi, Tôi nghe nói BV Đại học Y dược đưa vào hoạt động phòng khám huyết học nhưng không biết thông tin cụ thể thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn giúp tôi, phòng khám này hoạt động vào thời gian nào và khám cho những đối tượng bệnh lý nào ạ? Xin cảm ơn rất nhiều. (nuhoangbocap...@yahoo.com)
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Tôi muốn xin địa chỉ các phòng khám của BV đại học Y dược TPHCM. Nhờ Mangyte giúp. Xin cảm ơn.
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY